Thị trường

Vàng thế giới tăng 6%, người mua vàng quốc nội lãi hơn 7 triệu đồng/lượng trong quý I

(VNF) - Giá vàng trong nước kết thúc tháng 3 và bước vào tháng 4 với kỳ vọng tái lập đỉnh 70 triệu đồng/lượng. Tháng 3 đã ghi nhận kỷ lục mới về giá vàng với mức 74,4 triệu đồng/lượng và về sự chênh lệch với giá với thế giới được thiết lập với mức trên 15 triệu đồng/lượng.

Vàng thế giới tăng 6%, người mua vàng quốc nội lãi hơn 7 triệu đồng/lượng trong quý I

Vàng thế giới tăng 6%, nhà đầu tư mua vàng trong nước lãi hơn 7 triệu/lượng trong qúy I/2022

Hôm nay (2/4), vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần với giá niêm yết mua vào - bán ra trong khoảng 68,3 - 69,05 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới ngày 2/4 đang ở mức 1.926,1 USD/ouce, giảm 32 USD/ounce so với 1 tuần trước.

So với 1 tuần trước, giá vàng trong nước hôm nay đã giảm 400.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.

So với mức giá ở phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021, giá vàng SJC giao dịch ở mức 61 triệu đồng/lượng, trừ chênh lệch giá mua- bán, đến thời điểm này nhà đầu tư vẫn còn lãi hơn 7 triệu đồng/lượng trong vòng hơn 3 tháng.

Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại cũng được điều chỉnh tăng mạnh, mua bán quanh mức 54,75- 55,75 triệu đồng/lượng, so với 1 tuần trước thì giá vàng trang sức đã giảm 550.000 đồng mỗi lượng.

Trong tuần qua, giá vàng trong nước đã nhiều phiên biến động điều chỉnh giá. Đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch giá mua vào - bán ra của vàng SJC hôm nay được giữ ở mức 750.000 đồng/lượng, giảm gần 500.000 đồng so với mức trung bình của các tuần trước; và đang về gần với mức bình quân như trước đây khoảng 500.000 đồng/lượng.

Khoảng cách chênh lệch giá vàng thế giới và vàng trong nước hôm nay cũng biến động theo giá vàng. Quy đổi theo tỷ giá, giá vàng thế giới đang thấp hơn giá vàng SJC khoảng 14 triệu đồng/lượng.

Đầu ngày 2/4, giá vàng thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.926 USD/ounce. Đêm qua, giá vàng trên thị trường quốc tế gánh chịu nhiều sức ép đi xuống khi các kênh sinh lời khác hấp dẫn nhà đầu tư.

Trước sức mạnh của USD, cổ phiếu và trái phiếu Mỹ, có lẽ giới đầu tư tài chính nhận thấy thị trường vàng rơi vào hoàn cảnh bất lợi. Thế nên khi giá vàng giao dịch tại 1.940 USD/ounce, họ liền nhanh tay bán ra. Giá vàng hôm nay giảm một mạch 23 USD/ounce, xuống còn 1.917 USD/ounce lúc 2 giờ ngày 2/4. Sau đó, giá vàng thế giới tăng nhẹ rồi đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.926 USD/ounce.

Chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures đánh giá, tình hình địa chính trị đã kéo dài một tháng nay và dữ liệu lạm phát tiếp tục tăng. Tâm lý chung trên thị trường này lúc này là mọi người đang tìm kiếm sự an toàn. Vàng được coi là một khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và tài chính.

Giá vàng hôm nay 2/4 khởi động quý II hướng về mức 2.000 USD/ounce. Kết thúc quý I/2022, thị trường vàng tăng trưởng hơn 6%. Trong quý I, có thời điểm giá vàng cán mốc 2.060 USD/ounce khi mối quan hệ Nga-Ukraine trở nên căng thẳng và leo thang.

Ngoài chiến sự ở Ukraine, lạm phát gia tăng trên toàn cầu cũng là nguyên nhân thúc đẩy vàng tăng giá.

Kết quả mới nhất từ ​​cuộc khảo sát thị trường vàng hàng tuần của Kitco News Gold cho thấy, phần lớn các nhà phân tích Phố Wall hiện nghiêng về dự báo giảm trong tuần này. Tuần này, trong 18 nhà phân tích Phố Wall tham gia cuộc khảo sát thị trường vàng của Kitco News, chỉ 5 nhà phân tích (chiếm 28%) dự báo giá vàng tăng vào tuần tới; 10 chuyên gia khác (56%) dự báo giá giảm; 3 người còn lại (17%) cho ý kiến trung lập.

Trong khi đó, với 604 phiếu khảo sát thăm dò trực tuyến trên Phố Main, 336 người được hỏi (56%) vẫn tin vàng sẽ tăng giá vào tuần tới; 170 người (28%) dự báo giá thấp hơn; 98 người còn lại (16%) trung lập với giá vàng trong những ngày tới.

Từ khoá: vàng, giá vàng, vàng miếng, SJC,
Tin mới lên