Thị trường

Vàng trải qua tuần trượt giá mạnh nhất, nhà đầu tư hoang mang

(VNF) - Giá vàng đã mất khoảng hơn 3% giá trị trong tuần này, mức cao nhất trong hơn hai tháng qua. Giá vàng trong nước giảm đến 1,25 triệu đồng/lượng.

Vàng trải qua tuần trượt giá mạnh nhất, nhà đầu tư hoang mang

So với 1 tuần trước, giá vàng trong nước hôm nay đã giảm 1,25 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 900.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Hôm nay (14/5), vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) chốt giá phiên giao dịch cuối tuần với giá niêm yết mua vào - bán ra trong khoảng 68,55- 69,55 triệu đồng/lượng.

So với 1 tuần trước, giá vàng trong nước hôm nay đã giảm 1,25 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 900.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Giá vàng thế giới ngày 14/5 đang ở mức 1.812,7 USD/ouce, giảm thêm hơn 70 USD/ounce so với 1 tuần trước. Tính trong 3 tuần liên tiếp giá vàng đã giảm hơn 120 USD/ounce.

So với mức giá ở phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021, giá vàng SJC giao dịch ở mức 61 triệu đồng/lượng, trừ chênh lệch giá mua - bán, đến thời điểm này nhà đầu tư vẫn còn lãi 7,55 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên so với mức giá đỉnh kỷ lục ngày 8/3 là 74,4 triệu đồng/lượng, giá vàng chiều mua vào đã giảm gần 5 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại cũng được điều chỉnh tăng mạnh, mua bán quanh mức 54,35- 55,25 triệu đồng/lượng, so với 1 tuần trước thì giá vàng trang sức đã giảm thêm khoảng 200.000 đồng mỗi lượng.

Hiện khoảng cách chênh lệch giá mua vào - bán ra của vàng SJC hôm nay được giữ ở mức 1 triệu đồng/lượng, tăng đến 300.000 đồng so với mức trung bình của tuần trước.

Khoảng cách chênh lệch giá vàng thế giới và vàng trong nước hôm nay cũng biến động theo giá vàng. Do giá thế giới tiếp tục đà giảm mạnh, giảm sâu xuống dưới 1.900 USD/ounce, nhưng giá trong nước lại giảm ít hơn, nên độ chênh lệch giá ngày càng tăng lên. Quy đổi theo tỷ giá, giá vàng thế giới đang thấp hơn giá vàng SJC khoảng 18 triệu đồng/lượng.

Đầu ngày 14/5, giá vàng thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.812,7 USD/ounce. Chỉ tính qua 4 phiên giao dịch (từ ngày 10 đến rạng sáng 14/5), giá vàng thế giới đã mất tổng cộng 82 USD/ounce, từ 1.895 USD/ounce xuống còn 1.812,7 USD/ounce.

Đây cũng là mức giảm nhiều nhất kế từ tháng 2/2022 đến nay, khiến những người đang nắm giữ vàng trên thị trường quốc tế đứng trước nguy cơ thua lỗ. 

Sự trượt giá gần đây của vàng đã xóa sổ hầu hết các khoản lợi nhuận đạt được trong đợt tăng giá do nhu cầu trú ẩn an toàn trước và sau cuộc chiến ở Ukraine xảy ra vào cuối tháng Hai. 

Ngày 13/5, theo dữ liệu của CoinMarketCap, giá Bitcoin tăng mạnh từ ngưỡng thấp trong vòng 24 giờ qua (26.350 USD/đồng) lên 30.600 USD/đồng, tăng gần 10% so với 24 giờ trước đó. Giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin cũng áp sát ngưỡng 600 tỷ USD.

Trong khi đó, thị trường vàng tại Trung Quốc cũng đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19. Báo cáo mới đây cho thấy, lượng nắm giữ vàng tại quỹ hoán đổi danh mục (ETF) của Trung Quốc chỉ đạt tổng cộng 3,5 tỷ USD vào cuối tháng 4/2022.

Từ khoá: vàng, giá vàng, vàng miếng, SJC, PNJ,
Tin mới lên