VEC lại muốn đặc quyền

Hồng Lam - 07/04/2016 09:50 (GMT+7)

Trong thời gian chưa tiến hành xong cổ phần hóa, VEC kiến nghị cho phép được miễn áp dụng Điểm b, Khoản 1, Điều 2 của Nghị định số 30/2015/NĐ-CP để có thể tham gia đấu thầu các dự án PPP của Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, việc kiến nghị miễn áp dụng điều khoản này liệu có đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu?

Vốn khủng

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang chuẩn bị các điều kiện để cổ phần hóa, dự kiến IPO vào cuối năm 2016. Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề nghị nâng vốn điều lệ của VEC từ mức 1.019 tỷ đồng hiện tại lên mức 72.602 tỷ đồng căn cứ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp (DN).

Chủ trương điều chỉnh vốn điều lệ của VEC đến năm 2019 đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Ông Nguyễn Thế Cường, Phó Tổng giám đốc VEC trong lần trả lời phỏng vấn Báo Đấu thầu cho biết, quyết định bổ sung vốn điều lệ khi được ban hành sẽ là cơ sở để phía tư vấn xác định giá trị DN để cổ phần hóa.

72.602 tỷ đồng vốn điều lệ (bao gồm 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ đã được phê duyệt hiện nay và 71.602 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước đầu tư từ các dự án của VEC) là một con số không hề nhỏ đối với một DN. 5 dự án xây dựng đường cao tốc mà VEC đang làm chủ đầu tư bao gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nội Bài - Lào Cai; TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Bến Lức - Long Thành.

Dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình được lựa chọn làm cơ sở để tính chi phí vận hành khai thác cho 5 dự án nói trên.

Được biết, VEC đang thực hiện các dự án dựa trên Quyết định số 1202/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9/2007 với những cơ chế riêng biệt. Theo đó, trên cơ sở quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Tổng công ty được chủ động lựa chọn tuyến đường bộ cao tốc, trình cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ xúc tiến công tác chuẩn bị đầu tư.

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu tư xây dựng và thu phí hoàn vốn, trường hợp trong năm tài chính VEC không có lợi nhuận từ tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì VEC vẫn được trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi tối đa không quá 2 tháng lương thực tế và hạch toán vào chi phí quản lý, điều hành dự án và chi phí quản lý thu phí.

Rõ ràng những cơ chế nói trên tạo điều kiện đáng kể cho VEC trong việc thực hiện các siêu dự án của quốc gia. 

Doanh nghiệp có đang vòi vĩnh?

Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 2 của Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư tham dự thầu được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu khi đáp ứng điều kiện nhà đầu tư tham dự thầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.

Trong khi đó, VEC là DN 100% vốn nhà nước do Bộ GTVT đại diện chủ sở hữu, đương nhiên Công ty không được phép tham gia sơ tuyển cũng như đấu thầu các dự án đường cao tốc theo hình thức PPP do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngay cả khi cổ phần hóa, bán vốn cho các cá nhân, tổ chức bên ngoài, việc giảm tỷ lệ sở hữu của Bộ GTVT xuống dưới mức 30% cũng không đơn giản.

Với phép tính đơn giản, để đáp ứng tiêu chí này, VEC phải IPO và chào bán thành công tối thiểu 50.821 tỷ đồng vốn điều lệ, tương đương hơn 5.082 triệu cổ phần. Chưa từng có thương vụ IPO nào có quy mô lớn đến vậy.

Chính vì rào cản đó, VEC đề nghị trong thời gian chưa thực hiện xong cổ phần hóa hoặc sau khi cổ phần hóa mà Tổng công ty vẫn chưa đủ điều kiện để tham gia đầu tư dự án theo hình thức PPP thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép VEC được miễn áp dụng Điều 2 của Nghị định nói trên – là điều khoản nhằm đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu.

Nếu được thông qua đề nghị này, VEC sẽ có lợi thế đáng kể trong việc tham gia các dự án PPP của Bộ GTVT – cơ quan chủ quản của Công ty. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là những đề nghị của VEC đối với Thủ tướng Chính phủ có đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu?

Ngược lại, nếu bị loại bỏ cuộc chơi với các dự án PPP của Bộ GTVT (Thủ tướng Chính phủ không thông qua đề nghị của VEC) – đặc biệt là các dự án đường cao tốc, thì liệu sự tồn tại của VEC có còn ý nghĩa khi công ty này được thành lập với sứ mệnh triển khai các công trình giao thông trọng điểm?

Hiện Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa có câu trả lời cho những đề nghị liên quan đến VEC từ Bộ GTVT.

Theo Theo Đấu thầu
Cùng chuyên mục
Thương hiệu tỷ USD từ Trung Quốc mở nhà máy 270 triệu USD ở Hải Dương

Thương hiệu tỷ USD từ Trung Quốc mở nhà máy 270 triệu USD ở Hải Dương

(VNF) - Công ty hữu hạn Tập đoàn Deli (Trung Quốc) chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy sản xuất văn phòng phẩm tại Hải Dương với số vốn 270 triệu USD.

Đề xuất sàn thương mại điện tử đủ điều kiện khai, nộp thuế thay người bán hàng

Đề xuất sàn thương mại điện tử đủ điều kiện khai, nộp thuế thay người bán hàng

(VNF) - Trong dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất sàn thương mại điện tử sẽ kê khai và nộp thuế thay cho người bán hàng.

Thị trường bất động sản đã phục hồi đến đâu?

Thị trường bất động sản đã phục hồi đến đâu?

(VNF) - Từ đầu năm 2024 tới nay, thị trường bất động sản được nhìn nhận là đã hồi phục tích cực. Tuy nhiên, khá nhiều khía cạnh cho thấy, sự hồi phục này có tính cục bộ và còn rất yếu ớt.

Tù nhân giàu nhất thế giới được thả sau nhiều tháng ‘bóc lịch’

Tù nhân giàu nhất thế giới được thả sau nhiều tháng ‘bóc lịch’

(VNF) - Ngày 27/9 (theo giờ Mỹ), tỷ phú Changpeng Zhao sẽ bước ra đường phố Long Beach, California với tư cách là một người tự do sau nhiều tháng “bóc lịch”.

Tân binh UPCoM liên tục ‘tím trần’, từ may mặc sang BĐS và thực phẩm chức năng

Tân binh UPCoM liên tục ‘tím trần’, từ may mặc sang BĐS và thực phẩm chức năng

(VNF) - Cổ phiếu VDG của Vạn Đạt Group đã tăng trần 2 phiên liên tiếp, kể từ phiên chào sàn UPCoM 26/9 vừa qua. Vốn hoá tăng thêm 60%, từ 55 tỷ đồng lên hơn 88 tỷ đồng.

Nhiều sai phạm trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty Tín Nghĩa

Nhiều sai phạm trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty Tín Nghĩa

(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty Tín Nghĩa (nay là Công ty cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa).

Ngoài Khu du lịch Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng còn lãnh đạo công ty nào?

Ngoài Khu du lịch Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng còn lãnh đạo công ty nào?

(VNF) - Ngoài giữ chức vụ lãnh đạo Công ty Đại Nam và Khu du lịch Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng còn là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc một công ty bất động sản và là cổ đông của một số DN khác.

Kita Group tiếp tục dành chiến thắng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

Kita Group tiếp tục dành chiến thắng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

(VNF) - Ngày 26/9, tại Lễ trao giải Dot Property Vietnam Awards 2024, KITA Group đã dành được giải thưởng “Nhà phát triển bất động sản nhà ở tốt nhất Việt Nam 2024 - Best Housing Developer Vietnam 2024”. Đây là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp được xướng tên tại lễ trao giải này.

Lộ diện tân thủ tướng Nhật Bản: Là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, chiến thắng sau 5 lần tranh cử

Lộ diện tân thủ tướng Nhật Bản: Là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, chiến thắng sau 5 lần tranh cử

(VNF) - Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền vào ngày 27/9, kế nhiệm Thủ tướng Fumio Kishida.

DOJILAND lập ‘hattrick’ giải thưởng danh giá tại Dot Property Vietnam Awards 2024

DOJILAND lập ‘hattrick’ giải thưởng danh giá tại Dot Property Vietnam Awards 2024

(VNF) - Ngày 26/9, tại lễ trao giải DOT Property Vietnam Awards 2024, DOJILAND đã giành chiến thắng ấn tượng với 3 hạng mục danh giá: Best Luxury Developer Vietnam 2024 - Nhà phát triển bất động sản hạng sang tốt nhất Việt Nam 2024; Best Ultra Luxury Villa Vietnam 2024 – Dự án biệt thự siêu sang tốt nhất Việt Nam 2024 dành cho The Sapphire Mansions và Sustainable Leadership Awards - Giải thưởng dành cho Doanh nghiệp tiên phong về Phát triển bền vững.