Thị trường

VIMC đặt kế hoạch thụt lùi, Thứ trưởng Giao thông thắc mắc: 'Hay do các đồng chí bán tàu?'

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công "không hài lòng" về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), khi năm sau lại thụt lùi so với năm trước.

Năm 2019, VIMC đặt mục tiêu doanh thu 12.714 tỷ đồng, giảm đáng kể so với thực hiện năm 2018 (đạt 13.997 tỷ đồng). Nhìn vào mục tiêu này, ông Nguyễn Văn Công tỏ ra "không hài lòng" và thắc mắc "không hiểu vì sao lại đặt mục tiêu doanh thu như vậy".

Năm 2019, VIMC cũng đặt mục tiêu vận tải biển đạt 17 triệu tấn, giảm 9 triệu tấn so với thực hiện năm 2018 (là 26 triệu tấn). "Lý do các phải là các đồng chí bán tàu hay thế nào", ông Công nêu câu hỏi.

Theo ông Công, việc đặt mục tiêu vận tải biển thấp trong năm 2019 sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu của lĩnh vực hàng hải chung của cả nước. Do đó, ông đề nghị ban lãnh đạo tổng công ty cần phải cân nhắc và đưa ra chỉ tiêu sao cho phù hợp.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cũng nêu ra một số tồn tại trong năm qua của ngành hàng hải, đặc biệt là ở lĩnh vực duy tu, nạo vét.

Theo ông, trước đây, Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trường có cho phép đổ các chất nạo vét, duy tu ra biển. Tuy nhiên việc này đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và hệ sinh thái. Do đó việc duy tu, nạo vét hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do không lựa chọn được vị trí để đổ chất nạo vét.

Ngoài ra, việc quy định chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật cũng khiến việc xin thủ tục thực hiện duy tu nạo vét "rất vất vả".

Nguồn vốn để duy tu nạo vét cũng có hạn nên mỗi năm chỉ duy tu được 1 lần. Ông Công cho hay do tính chất đặc biệt của luồng Hải Phòng,Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo gửi Thủ tưởng Chính phủ cho nạo vét quanh năm (làm thí điểm từ năm 2014, 2015, 2016).

"Trong thời gian tới, tuyến luồng Hải Phòng, Vũng Tàu, Sài Gòn sẽ tiếp tục được thực hiện duy tu, nạo vét quanh năm để đảm bảo tuyến luồng Hải Phòng đảm bảo độ sâu là 7m và Vũng Tàu, Sài Gòn là 8,5m", ông Công cho biết.

Nói về việc triển khai các nhiệm vụ năm 2019, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đề nghị phía Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sắp xếp và hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty cổ phần, đặc biệt là sắp xếp công tác cán bộ các ban ở bên dưới làm sao cho phù hợp.

Trên lĩnh vực cảng biển, ông đề nghị cần có các giải pháp để tăng doanh thu hơn nữa, lợi nhuận hơn nữa vì đây là lĩnh vực đóng vai trò chủ trốt, đóng vai trò quan trọng trong doanh thu của tổng công ty (có doanh thu lớn nhất và lợi nhuận lớn) đồng thời hẩn trương hoàn thiện các thủ tục để đầu tư khai thác bến 3, 4 cảng Lạch Huyện.

Về lĩnh vực vận tải biển, ông yêu cầu tổng công ty tiếp tục phát huy những thành tích đạt được của năm 2018; tận dụng quy định mới và triển khai các quy định mới về dịch vụ vận tải biển và cần có kế hoạch kinh doanh phù hợp để giảm thiểu lỗ.

Về lĩnh vực hậu cần (logistics), Thứ trưởng Bộ Giao thông nhấn mạnh VIMC cần khẩn trương đầu tư một số vị trí như cảng Quế Lương hay tại tỉnh Cần Thơ để nhanh chóng phát triển.

 

 

“Theo đánh giá của ngân hàng thế giới, năm 2016 chỉ sổ lolicgic của chúng ta là 64 trong số 160 nước và vùng lãnh thổ được tham gia đánh gía. Nhưng đến năm 2018 chúng ta đứng ở số 39, và đứng thứ 3 trong ASEAN (sau Thái Lan và Singapore). Đây là một kết quả đáng tự hào”, Thứ trưởng Đông nói.

Cuối cùng, Thứ trưởng Công mong về với “gia đình mới” Tổng công ty sẽ tiếp tục phát huy để phát triển bền vững hơn nữa, đóng góp nhiều hơn cho lĩnh vực hàng hải và cho đất nước.

Theo báo cáo, kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2018 của VIMC khá tích cực. Cụ thể, sản lượng cảng biển đạt 96,6 triệu tấn (tăng trưởng 9,7%); sản lượng vận tải biển đạt 26,7 triệu tấn (vượt 24,6%); doanh thu đạt 13.997 tỷ đồng (vượt 2,6%) và lợi nhuận đạt 365 tỷ đồng.

Đối với lĩnh vực vận tải biển, hiện tuổi tàu đã trẻ hơn so với năm 2017. Cơ cấu đội tàu thay đổi theo chiều hướng tích cực (chuyên môn hóa sâu hơn) và đặc biệt số tàu container đã có tăng trưởng đáng kể, mặc dù số lượng tàu container này vẫn còn nhỏ trong tổng số đội tàu của toàn ngành (năm 2013 có 19 tàu và đến năm 2018 là 46 tàu, tăng gần 4 lần).

Thêm một điểm đáng ghi nhận là sản lượng hàng hoá vận tải hàng hoá biển các năm trước đều tăng trưởng âm, nhưng đến năm 2018 thì sản lượng này tăng trưởng rất cao (đạt 144,6 triệu tấn) tăng trưởng 10,9%.

Lượng luân chuyển hàng hoá trong năm 2018 đạt khoảng 153.079 triệu tấn, chiếm 55,6% tổng sản phẩm luân chuyển hàng hoá của tất cả các phương tiện luân chuyển trên cả nước. Lĩnh vực hậu cần (logistics) tăng trưởng từ 12 -14%.

Về kế hoạch trong năm 2019, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đặt mục tiêu doanh thu là 12.714 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 711 tỷ đồng.

 

Xem thêm: Ông Trịnh Văn Quyết 'khoe' chuyến bay thương mại đầu tiên của Bamboo Airways

Tin mới lên