Học thuật

Vốn lưu động là gì? Quản lý vốn lưu động

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Vốn luân chuyển hay vốn lưu động (working capital) là gì? Quản lý vốn lưu động.

Vốn lưu động là gì? Quản lý vốn lưu động

Vốn luân chuyển hay vốn lưu động (working capital) là khái niệm kế toán dùng để chỉ tài sản lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp.

Vốn lưu động là gì?

Vốn luân chuyển hay vốn lưu động (working capital) là khái niệm kế toán dùng để chỉ tài sản lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp. Những tài sản này thường quay vòng (luân chuyển) khá nhanh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nó bao gồm nguyên liệu, sản phẩm dở dang, tồn kho hay dự trữ thành phẩm, tài khoản cần thu và tiền mặt trừ các khoản nợ lưu động. Sự gia tăng quy mô hoạt động kinh doanh nhìn chung làm tăng mức nợ của doanh nghiệp và vì vậy cũng làm tăng số vốn luân chuyển cần thiết. Nếu doanh nghiệp giảm được thời gian từ lúc thanh toán tiền mua nguyên liệu đến khi chuyển chúng thành sản phẩm, bán đi và thu được tiền mặt từ khách hàng, thì nó cũng giảm được mức vốn luân chuyển cần thiết.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Quản lý vốn lưu động

Các nhà quản lý cần sử dụng một sự kết hợp của các chính sách và kỹ thuật cho việc quản lý vốn lưu động. Các chính sách nhằm mục đích quản lý Tài sản ngắn hạn (thường tiền mặt và tương đương tiền, hàng tồn kho và các khoản phải trả) và các nguồn tài chính ngắn hạn (như các dòng tiền và các khoản phải thu). Chẳng hạn:

  • Quản lý tiền mặt: Xác định số dư tiền mặt cho phép doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các chi phí hàng ngày và có thể làm giảm chi phí nắm giữ tiền mặt.
  • Quản lý hàng tồn kho: Xác định mức độ hàng tồn kho cho phép sản xuất không bị gián đoạn nhưng có thể làm giảm đầu tư nguyên liệu và giảm thiểu chi phí sắp xếp lại, do đó làm tăng lưu lượng tiền mặt. Bên cạnh đó, thời gian giao hàng trong sản xuất nên được hạ thấp để giảm Hàng hóa dang dở (WIP) và tương tự, Hàng hóa thành phẩm phải được giữ mức càng thấp càng tốt để tránh sản xuất quá mức.
  • Quản lý con nợ: Xác định chính sách tín dụng thích hợp, các điều khoản tín dụng mà sẽ thu hút khách hàng.
  • Tài chính ngắn hạn: Xác định nguồn tài chính thích hợp và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
Tin mới lên