Thị trường

Vụ mì Hảo Hảo chứa chất cấm: Sở Công thương Bình Dương yêu cầu Acecook Việt Nam báo cáo gì?

(VNF) - Ngày 9/9, Sở Công thương tỉnh Bình Dương đã có công văn gửi chi nhánh Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tại Bình Dương báo cáo rõ vụ việc nghi vấn mì Hảo Hảo chứa chất cấm theo cảnh báo của Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland.

Vụ mì Hảo Hảo chứa chất cấm: Sở Công thương Bình Dương yêu cầu Acecook Việt Nam báo cáo gì?

Vụ mì Hảo Hảo chứa chất cấm: Sở Công thương Bình Dương yêu cầu Acecook Việt Nam báo cáo gì?

Theo đó, Sở Công thương Bình Dương đề nghị Công ty Cổ phần Acecook báo cáo rõ vụ việc nghi vấn mì Hảo Hảo chứa chất cấm theo cảnh báo của Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland, nêu quy trình sản xuất, sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với sản phẩm mì Hảo Hảo, miến Good.

Sở Công thương Bình Dương cũng đề nghị cung cấp toàn bộ danh mục và hồ sơ công bố của tất cả các sản phẩm do Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đang phân phối trong và ngoài nước.

Sau khi xác minh, làm rõ chất lượng toàn bộ các sản phẩm của Acecook đang sản xuất và kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Sở Công Thương sẽ có báo cáo cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Dương.

Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam có chi nhánh đặt nhà máy sản xuất trên đường ĐT 743 thuộc phường An Phú, thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương.

Như VietnamFinance đã đưa tin trước đó, liên quan việc mì Hảo Hảo và Thiên Hương bị cơ quan quản lý châu Âu thu hồi vì có chứa chất Ethylene Oxide (EO), Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết hiện Việt Nam chưa ban hành quy định cho phép, cấm sử dụng EO trong sản xuất nông nghiệp hay giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm.

Theo Vụ Khoa học và Công nghệ, hiện Việt Nam chưa ban hành quy định cho phép, cấm sử dụng EO trong sản xuất nông nghiệp hay giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm.

Trong khi đó, việc quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng loại thực phẩm mà mỗi quốc gia, khu vực đơn phương đưa ra khác nhau và phụ thuộc rất lớn vào cán cân thương mại giữa các quốc gia/khu vực hoặc chính sách xuất nhập khẩu mỗi nước, điều kiện kỹ thuật, phương thức quản lý, thói quen tiêu dùng...

“Vì vậy trong trường hợp này, mức giới hạn dư lượng EO cho phép đối với cùng một mặt hàng thực phẩm có thể đáp ứng quy định của quốc gia, khu vực này nhưng lại vượt ngưỡng cho phép của quốc gia, khu vực khác. Đây là một yếu tố các doanh nghiệp cần nghiên cứu, thường xuyên cập nhật thông tin để kiểm soát tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản sản xuất trước khi xuất khẩu”, Vụ Khoa học và Công nghệ khuyến cáo.

Xem thêm: Bộ Công Thương nói gì về báo cáo Thủ tướng vụ ‘mì Hảo Hảo có chất cấm’?

Tin mới lên