Nỗ lực để đào tạo nên một thế hệ công dân toàn cầu

(VNF) - GS.TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại biểu QH khóa XV đã dành cho Đầu tư Tài chính một cuộc trao đổi về giáo dục đại học hiện nay, theo đó các trường đại học phải đào tạo ra được một lực lượng lao động trình độ cao có tư duy đổi mới sáng tạo, nắm bắt được công nghệ tiên tiến và đủ năng lực trở thành công dân toàn cầu.

GS.TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại biểu QH khóa XV đã dành cho Đầu tư Tài chính một cuộc trao đổi về giáo dục đại học hiện nay, theo đó các trường đại học phải đào tạo ra được một lực lượng lao động trình độ cao có tư duy đổi mới sáng tạo, nắm bắt được công nghệ tiên tiến và đủ năng lực trở thành công dân toàn cầu.

GS.TS Lê Quân: Giáo dục đại học và dạy nghề là ưu tiên hàng đầu của bất cứ quốc gia nào khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng nhanh và nâng cao năng suất lao động. Chất lượng của giáo dục đại học phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giáo dục phổ thông (đầu vào) và được đánh giá bởi mức độ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (đầu ra).

Chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta hiện rất thấp. Với lực lượng lao động khoảng 56 triệu người, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam hiện dưới 25%. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học đạt khoảng 11%. Tỷ lệ lao động làm không đúng ngành nghề rất cao.

Thị trường lao động hiện ở tình trạng thiếu cả thầy và cả thợ dù lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường cao. Chất lượng việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học thấp, thu nhập và năng suất lao động bình quân thấp. Trong giai đoạn sắp tới, các trường đại học phải đào tạo ra được một lực lượng lao động trình độ cao có tư duy đổi mới sáng tạo, nắm bắt được công nghệ tiên tiến và đủ năng lực trở thành công dân toàn cầu. Khi đó, Việt Nam mới trở thành quốc gia công nghiệp, khởi nghiệp và hội nhập quốc tế hiệu quả.

GS.TS Lê Quân: ĐHQGHN phải thực sự trở thành đại học nghiên cứu đổi mới, sáng tạo & năng động, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và các địa phương. Nhiệm vụ của ĐHQGHN không đơn thuần là được xếp hạng cao trong khu vực và trong nước. ĐHQGHN phải đóng góp vào quá trình đổi mới giáo dục đại học của đất nước. ĐHQGHN sẽ ưu tiên cho việc đề xuất, triển khai thành công các mô hình, giải pháp, phương pháp, sáng kiến nhằm thúc đẩy đổi mới giáo dục đại học. Đề xuất và chủ trì các hoạt động liên kết và hợp tác giữa các trường đại học trong nước và quốc tế để phát triển văn hóa chất lượng.

Bên cạnh đó, sẽ tập trung đào tạo giảng viên, ươm tạo nhà khoa học trẻ cho hệ thống giáo dục đại học và phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành cho đất nước. Đào tạo sinh viên tài năng và chất lượng cao; ưu tiên đào tạo các ngành mới, liên ngành, các ngành khoa học cơ bản, các ngành kỹ thuật công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chúng tôi nỗ lực để ĐHQGHN phải là điểm đến của các tài năng, nhất là các nhà khoa học trẻ tài năng và các em học sinh, sinh viên nghèo học giỏi.

GS.TS Lê Quân: Giáo dục đại học cần được ưu tiên nguồn lực đầu tư của nhà nước và của xã hội. Hội nhập quốc tế, tự chủ gắn với đổi mới quản trị đại học, chuyển đổi số là những từ khóa quan trọng. Ngoài ra, kết nối cung cầu trong đào tạo nguồn nhân lực với sự tham gia tích cực, chủ động hơn cuả doanh nghiệp cũng được coi là giải pháp quan trọng.

GS.TS Lê Quân: Giáo dục và y tế là hai lĩnh vực phúc lợi nên cần được nhiều ưu đãi của nhà nước. Tuy nhiên, thời gian qua xã hội hóa trong giáo dục tại nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chính sách ưu tiên cho tư nhân trong đầu tư vào giáo dục chưa tốt. Có thể chỉ ra ba khó khăn lớn nhất trong phát triển giáo dục tư nhân: khó khăn trong tiếp cận đất đai và cơ sở vật chất, khó khăn trong tiếp cận vốn vay ưu đãi, khó khăn trong phát triển đội ngũ giảng viên và nhà khoa học. Với ba khó khăn này, giáo dục tư nhân rất khó bứt phá nếu thiếu sự quan tâm của nhà nước.

GS.TS Lê Quân: Cũng giống như chính sách tiền lương còn mang tính cào bằng và chưa tạo được động lực cho sự phát triển, chính sách học phí cũng đang được các cơ sở giáo dục công lập cho là chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Học phí cào bằng đi cùng nguồn ngân sách hạn hẹp sẽ không đáp ứng được yêu cầu đầu tư cho các điều kiện đảm bảo chất lượng. Một số cơ sở giáo dục đại học để tăng nguồn thu sẽ chạy theo mở rộng quy mô tuyển sinh và thiếu quan tâm đúng mức đến chất lượng.

Với giáo dục phổ thông và học nghề, xu hướng chung của các quốc giá là học phí thấp để phổ cập giáo dục và thu hút người học. Với giáo dục đại học, trong điều kiện ngân sách nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu, chúng ta cần nghiên cứu đổi mới chính sách học phí để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép: tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học và đảm bảo cơ hội học tập cho học sinh, sinh viên có thu nhập thấp.

GS.TS Lê Quân: Tôi không có thông tin chi tiết nên không nhận xét được trường hợp cụ thể này. Tuy nhiên, việc tài trợ cho đại học là rất phổ biến trên thế giới và sẽ phổ biến tại Việt Nam trong thời gian tới.

Với Việt Nam, chúng ta cần chú trọng phát triển văn hóa tài trợ cho giáo dục và an sinh, phúc lợi.