'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Liên danh này đề xuất với Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc cho dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Theo ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Geleximco, với các kinh nghiệm triển khai, xây dựng và quản lý đầu tư các dự án về giao thông và các cảng hàng không cũng như khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án, "chúng tôi cam kết xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành hiện đại và văn minh" với giá thành đầu tư thấp nhất.
Tiềm năng mà ông Tiền đề cập đó là Tập đoàn Geleximco có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang (Trung Quốc) trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam cũng như một số Quỹ đầu tư lớn như Tập đoàn Quản lý tài sản Hoa Dung Trung Quốc; Công ty TNHH CP Đầu tư Dân sinh (Trung Quốc) và Tập đoàn đầu tư lớn tại Hồng Kông như IDG…
Đây không phải là lần đầu tiên đại gia Vũ Văn Tiền muốn cùng đối tác Trung Quốc đề xuất tham gia xây dựng sân bay Long Thành. Hồi tháng 10/2016, Geleximco và Công ty TNHH Hong Kong United Investors Holding (HUI) cũng đã đề nghị Bộ GTVT cho phép tham gia đầu tư vào 4 dự án hạ tầng giao thông lớn gồm: sân bay Long Thành; Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc Nam đoạn Thanh Hóa - Hà Tĩnh và TP.HCM đến Khánh Hòa; Dự án đường bộ cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái và Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam.
Thời điểm đó, trong tổng vốn ước tính đầu tư của cả 4 dự án này là gần 50 tỉ USD, liên doanh Geleximco - HUI của ông Vũ Văn Tiền chưa đề cập đến mức độ đầu tư bao nhiêu, chỉ nói rằng họ có mối quan hệ với các quỹ tài chính lớn.
Được biết, trong lần đề xuất mới này, ngoài sân bay Long Thành, ông Tiền cùng đối tác Trung Quốc đầu tư 5 dự án nhiệt điện nhà máy Quỳnh Lập 1 (công suất 2x600 MW), Quỳnh Lập 2 (công suất 2 x 600 MW), Quảng Trạch 1 (công suất 2 x 600 MW), Quảng Trạch 2 (công suất 2 x 600 MW) và nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 3 (công suất 2 x 600 MW).
Theo đề xuất của Geleximco và KAIDI, 5 dự án nhiệt điện trên được đề xuất theo hình thức PPP, trong đó tỉ lệ cổ phần doanh nghiệp nhà nước nắm 20-25%, còn lại do Geleximco và KAIDI đầu tư.
Thành lập năm 1992 tại Vũ Hán, Trung Quốc, KAIDI được giới thiệu là tập đoàn kinh doanh chính trong các lĩnh vực, bao gồm dầu sinh khối và khí đốt, năng lượng sinh học và bảo vệ môi trường. Công nghệ tổng hợp dầu nhiên liệu thông qua khí hoá sinh khối của KAIDI đã có mặt trên thị trường quốc tế.
Năm 2016, KAIDI tuyên bố rằng công ty con Kaidi Finland sẽ xây dựng một nhà máy lọc dầu trị giá 1 tỷ USD ở Kemi, Phần Lan.
Trong đó, Công ty CP Điện lực KAIDI Vũ Hán (WUHAN KADI ELECTRIC POWER ENGINEERING CO., LTD, viết tắt là KDPE), là công ty con thuộc Tập đoàn KAIDI, có hoạt động kinh doanh chính bao gồm các dự án xây dựng EPC như sản xuất điện nhiên liệu hoá thạch quy mô lớn, sản xuất điện sinh khối, năng lượng gió, sản xuất năng lượng mặt trời, xử lý rác thải, xử lý chất thải rắn...
Cho đến cuối năm 2016, KDPE đã xây dựng và đưa vào sản xuất hơn 100 dự án nhiệt điện và các dự án năng lượng mới tại nhiều tỉnh, thành phố của Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và ở một số nước như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Bangladesh, Pakistan, Myanmar, Phần Lan, Ả Rập Saudi, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nam Phi,...
Bắt đầu gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2004, KAIDI đã lần lượt trúng thầu các dự án lớn như: Dự án Nhà máy điện Thăng Long 2x300MW, Nhà máy điện Hải Dương 2x600MW, Dự án Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê 2×220MW, Dự án Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam),
Trong đó, Dự án Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê là dự án nhà máy điện cỡ lớn đầu tiên tại Việt Nam mà KAIDI triển khai xây dựng.
Được biết, dự án điện Mạo Khê ở giai đoạn sơ tuyển có 6 nhà thầu tham gia và có 5 nhà thầu vượt qua sơ tuyển, trong đó có 3 nhà thầu Trung Quốc, 1 nhà thầu Hàn Quốc (Daewoo E&C) và một nhà thầu Việt Nam (Lilama). Đến thời điểm đóng thầu chỉ có 2 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu là Liên danh KAIDI (bao gồm Công ty CP Điện lực KAIDI Vũ Hán, Công ty TNHH công trình điện lực Kaidi Vũ Hán và Công ty WULFF của Đức) và Lilama. Và cuối cùng, KAIDI trúng thầu.
Cuối tháng 7 vừa qua, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Trần Nghĩa Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn năng lượng mới KAIDI Dương Quang và ông Tưởng Vinh Kiện, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Quản lý tài sản Hoa Dung (Trung Quốc).
Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một số kết quả từ cuộc gặp Thủ tướng tháng 9 năm ngoái tại Hồng Kông, ông Trần Nghĩa Long cho biết, KAIDI và Hoa Dung cùng một đối tác Việt Nam đã thành lập quỹ đầu tư quốc tế với quy mô vốn lên tới 15 tỷ USD, trong đó có mục tiêu đầu tư vào các dự án ở Việt Nam.
Hiện đang đầu tư vào lĩnh vực nhiệt điện tại Việt Nam, KAIDI dự định sẽ mở rộng hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này.
KAIDI cũng có ý định đầu tư vào một số dự án giao thông tại Việt Nam và khẳng định đã bố trí sẵn sàng nguồn vốn, nếu được tham gia thì sẽ tiến hành thi công ngay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.