Chi hàng nghìn tỷ mua linh kiện: Tiền của Asanzo đã chảy về đâu?

Xuân Hải - 04/09/2019 17:04 (GMT+7)

(VNF) - Báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường đã cho thấy danh sách chi tiết các nhà cung ứng vật tư cho Asanzo trong các năm 2017 - 2019. Trong 3 năm này, Asanzo đã chi khoảng 1.800 tỷ đồng để mua vật tư, linh kiện...

VNF
Ảnh minh họa

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã chính thức có báo cáo kết quả xác minh hoạt động nhập khẩu, kinh doanh của của các công ty thuộc tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam.

Đồ thị parabol của Asanzo

Theo danh mục hàng hoá do công ty lắp ráp, mỗi năm Asanzo đưa ra thị trường hàng trăm nghìn sản phẩm chủ yếu là tivi, bếp từ, bếp hồng ngoại, ấm đun nước, điều hoà...

Trong ba năm được Tổng cục Quản lý thị trường thống kê (2017 - 2019), sản xuất/lắp ráp của Asanzo đạt đỉnh cao vào năm 2018 và suy giảm mạnh vào năm 2019.

Cụ thể, năm 2017, Asanzo đã sản xuất, lắp ráp 171.550 chiếc ấm đun nước; 196.992 chiếc tivi; 16.887 chiếc bếp từ, hồng ngoại; 4.650 chiếc đầu thu kỹ thuật số; 1.355 chiếc lò nướng; 960 chiếc loa; 2.600 chiếc máy điều hoà; 747 chiếc máy làm mát; 1.485 chiếc điện thoại.

Năm 2018, tình hình sản xuất của Asanzo tăng trưởng mạnh: số lượng tivi lắp ráp tăng gấp rưỡi về số lượng và tăng gấp đôi về giá thành, lần lượt đạt 324.375 chiếc và 1.015 tỷ đồng. Mặt hàng ấm đun nước cũng tăng lên 216.033 chiếc; bếp từ, bếp hồng ngoại là 11.815 chiếc; máy điều hoà 1.377 chiếc; lò nướng 1.686 chiếc; điện thoại là 15.871 chiếc.

Đến năm 2019, tốc độ sản xuất, lắp ráp của Asanzo suy giảm mạnh. Rõ nhất là mặt hàng tivi khi từ đầu năm đến nay chỉ sản xuất 72.749 chiếc (bằng 1/4 cả năm 2018), ấm đun nước, đạt 59.938 chiếc; bếp từ, hồng ngoại là 1.279 chiếc, lò nướng là 191 chiếc; điện thoại 6.793 chiếc.

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, tỷ lệ nguyên vật liệu chính/chi phí giá thành sản xuất của Asanzo ở mức 95-99%, tuỳ sản phẩm.

Asanzo chi hàng nghìn tỷ nhập vật tư

Danh sách các nhà cung cấp vật tư cho Asanzo cho thấy trong giai đoạn 2017 - 2019, Asanzo đã chi khoảng 1.800 tỷ đồng để nhập các linh kiện tivi, ấm đun nước, bếp hồng ngoại, máy lạnh...

Cụ thể, năm 2017, Asanzo chi 552,8 tỷ đồng để nhập linh kiện từ gần 30 nhà cung cấp. Chẳng hạn như Asanzo nhập khẩu 6.100 linh kiện tivi từ Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Việt Đức giá trị 236 triệu đồng; nhập 16.576 linh kiện panel, vỏ thùng từ Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo với giá trị 4,5 tỷ đồng; nhập 11.180 vỏ thùng từ Công ty Cổ phần Sản xuất bao bì Việt với giá trị 56 triệu đồng; nhập 71.645 vỏ thùng, linh kiện tivi từ Công ty Cổ phần Đầu tư Asanzo với giá trị 2,6 tỷ đồng; nhập 111 linh kiện tivi từ Công ty Cổ phần Viễn thông Asanzo với giá trị 28 triệu đồng...

Năm 2018, Asanzo chi 1.076 tỷ đồng để nhập linh kiện, vật tư từ hơn 20 nhà cung cấp. Có thể kể đến như: nhập 21.768 panel, vỏ thùng từ Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam với giá trị 40,6 tỷ đồng; nhập 39.686 panel từ Công ty Cổ phần Sản xuất Tuấn Phát với gá trị 77,7 tỷ đồng; nhập 181.178 vỏ thùng, panel, linh kiện ấm đun nước từ Công ty Cổ phần Đầu tư Asanzo với giá trị 44,3 tỷ đồng; nhập 9.310 vỏ thùng từ Công ty TNHH Bao bì giấy Song Nam Long với giá trị 111 triệu đồng...

Năm 2019, Asanzo chi 235 tỷ đồng để nhập linh kiện từ 10 nhà cung cấp, chẳng hạn như: nhập 24.372 panel từ Công ty Cổ phần Đầu tư Asanzo với giá trị 7,7 tỷ đồng; nhập 95.239 panle, linh kiện điện thoại, linh kiện ấm đun nước từ Công ty TNHH Thương mại Đầu tư An Nhiên với giá trị 11,3 tỷ đồng; nhập 434.969 linh kiện tivi, linh kiện bếp hồng ngoại, linh kiện bếp nướng từ Công ty TNHH Đầu tư TM KT Lê Quang với giá trị 74,6 tỷ đồng...

Tổng cộng trong 3 năm, Asanzo nhập khoảng 8,5 triệu linh kiện, vật tư từ các nhà cung cấp.

Khách hàng lớn nhất của Asanzo là các pháp nhân có tên Asanzo

Về danh sách khách hàng, năm 2017 khách hàng lớn nhất của Asanzo là Công ty Cổ phần truyền thông và giải trí Asanzo với 308.727 chiếc, giá trị 428.552 tỷ đồng; tiếp theo là Công ty TNHH Điện lạnh Asanzo với 26.251 chiếc, giá trị 54 tỷ đồng.

Danh mục khách hàng trong năm 2017 còn gồm các cái tên như: Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam, Công ty Cổ phần Kooda Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Asanzo, Công ty Cổ phần Viễn thông Asanzo...

Năm 2018, khách hàng lớn nhất của Asanzo là Công ty cổ phần Đầu tư Asanzo với 271.314 ấm đun nước, bếp từ, bếp hồng ngoại, điều hoà, tivi, điện thoại, giá trị 608 tỷ đồng.

Kế tiếp là Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ điện tử Asanzo với 193.047 ấm đun nước, bếp từ, bếp hồng ngoại, máy làm mát, điều hoà, máy lọc nước RO, bếp gas, TV, điện thoại, giá trị 435 tỷ đồng.

Các cái tên góp mặt vào danh sách còn có: Điện lạnh Asanzo, Tuấn Phát, Kooda Việt Nam, Ministop Việt Nam, Thạch Sơn, Hưng Thịnh, Nhật Văn.

Năm 2019, danh sách các khách hàng của Asanzo gồm Công ty Đầu tư công nghệ điện tử Asanzo, Đầu tư Phú Hoàng Gia, Kooda Việt Nam, Công ty Đầu tư Asanzo...

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(DEV) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.