Chủ tịch CMC đề xuất cho doanh nghiệp đấu thầu thực hiện dịch vụ công

Ngọc Lưu - 12/02/2020 17:26 (GMT+7)

(VNF) - Nhận định các doanh nghiệp tư nhân đều có các năng lực thế mạnh riêng trên nhiều lĩnh vực, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đề xuất mở rộng việc giao cho doanh nghiệp tư nhân tham gia cùng nhà nước trong quá trình cải cách và đẩy mạnh áp dụng hình thức PPP, tiến tới loại bỏ việc nhà nước tổ chức thực hiện dịch vụ công.

VNF
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC.

Ngày 12/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC, thành viên Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, cho biết Việt Nam hiện đang đứng thứ 88/193 về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc, tăng 1 bậc so với thứ hạng 89 trong cuộc khảo sát năm 2016. Tại ASEAN, Việt Nam hiện đang đứng thứ 6/11 về chỉ số này.

Cũng theo ông Chính, hầu hết các cấp cơ quan chính phủ được khảo sát đều cho thấy sự ấn tượng với tỷ lệ cao các thủ tục thủ tục hành chính ở cấp 3 (hỗ trợ gửi biểu mẫu trực tuyến) và cấp 4 (hỗ trợ thanh toán điện tử). Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ sử dụng các hệ thống chính phủ điện tử thường chỉ đạt ở mức khoảng 10%.

Hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ chính cho chính phủ là các doanh nghiệp lớn, bao gồm VNPost, Viettel, VNPT, FPT... Trong đó, VNPT hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông và đang phát triển một số hệ thống cốt lõi cho Chính phủ điện tử, như Cổng dịch vụ công quốc gia; Nền tảng trao đổi tài liệu điện tử quốc gia; Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia...

Đối với FPT, doanh nghiệp này đang thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng đối với các hệ thống công nghệ thông tin như Tabmis, hệ thống quản lý tài chính tích hợp của chính phủ được thực hiện với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới; hệ thống kho bạc; hệ thống quản lý thuế...

Còn với Viettel, đơn vị này hiện hỗ trợ một số dự án chính phủ điện tử, bao gồm một số dự án do Văn phòng chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông... Các hệ thống cụ thể mà Viettel đang triển khai bao gồm Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ, dự án thành phố thông minh ở Huế, cơ sở dữ liệu về Bảo hiểm xã hội, điểm thi…

Đánh giá về các khó khăn chính, Chủ tịch CMC cho rằng hiện nay việc thực hiện Chính phủ điện tử còn có nhiều thủ tục hành chính yêu cầu được ký và đóng dấu quá nhiều; chưa có dữ liệu tập trung, nhất quán, phục vụ quá trình ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Bên cạnh đó, phụ thuộc nhiều vào việc thuê ngoài đối với các doanh nghiệp nhà nước; hạn chế cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thủ tục phê duyệt đầu tư dự án công nghệ thông tin kéo dài khiến các công nghệ khi được triển khai đã trở nên lỗi thời. Đặc biệt có xuất hiện nghi ngại của các doanh nghiệp về việc chỉ định thầu của chính phủ.

Trước các khó khăn này, lãnh đạo Tập đoàn CMC cho rằng bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước còn có các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đều có các năng lực thế mạnh riêng trên nhiều lĩnh vực. Ví dụ như xây dựng hạ tầng số (C.Ope2n), giải pháp cloud (C.Cloud), giải pháp an ninh mạng (SOC, CMDD), phát triển các dịch vụ công trực tuyến cho Chính phủ… 

Do đó, ông Chính đề xuất mở rộng việc giao cho doanh nghiệp tham gia cùng nhà nước trong quá trình cải cách và đẩy mạnh áp dụng hình thức đối tác công-tư (PPP), giảm bớt, tiến tới bỏ việc nhà nước tổ chức thực hiện dịch vụ công, nên đấu thầu giao cho doanh nghiệp làm.

Chủ tịch CMC cũng đề xuất hoàn thiện bộ chỉ số đánh giá về chính phủ điện tử cho các Bộ, ngành địa phương, đô thị và tổ chức đánh giá định kỳ hàng tháng để báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, cũng như Chính Phủ. Có phần mềm đánh giá on-line hàng tháng nhằm thúc đẩy việc phấn đấu xây dựng chính phủ điện tử của các đơn vị.

Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia đã triển khai thành công chính phủ điện tử, lại có các đặc điểm về văn hóa, quy mô dân số, tổ chức nhà nước khá tương đồng với Việt Nam. Do đó, ông Chính cũng đề xuất học tập mô hình và cách làm chính phủ điện tử của Nhật bản và Hàn Quốc để áp dụng linh hoạt trong phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán

Ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán

(VNF) - Với việc bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải vào vị trí Phó Chủ tịch, ban lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã được kiện toàn theo cơ cấu 1 Chủ tịch và 3 Phó chủ tịch.

Bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

(VNF) - Ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán được Bộ trưởng Tài chính bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Bình thường mới của giá vàng miếng: 100 triệu/lượng không còn 'sốc'

Bình thường mới của giá vàng miếng: 100 triệu/lượng không còn 'sốc'

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức vượt 92 triệu đồng/lượng, tiến sát tới kịch bản 100 triệu đồng/lượng. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng SJC đã tăng tới hơn 16 triệu đồng/lượng.

Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

(VNF) - Liên quan đến vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số tỉnh thành, cơ quan công an đã tạm giữ 134 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 1.320 tỷ đồng.

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

(VNF) - Với Nghị quyết số 41-NQ/TW, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, cộng đồng Dn Việt Nam đạt con số 2 triệu và có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Toyota có thể đang nhắm tới phân khúc Tesla Model 3 đang nắm giữ với dòng tên vừa được đăng ký bản quyền của mình.

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

(VNF) - Bất chấp những động thái mới của cơ quan quản lý nhằm bình ổn thị trường vàng, giá vàng miếng SJC vẫn tăng "điên cuồng". Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu vàng miếng chỉ là giải pháp tình thế, thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các đơn vị đăng kiểm, đặc biệt là ở TPHCM triển khai các hình thức thanh toán để hỗ trợ người dân và

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

(VNF) - Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện kịp thời hơn các giải pháp quản lý và kiểm soát chặt giao dịch thị trường vàng; xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá.

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

(VNF) - Hệ thống máy chủ DGX H100 được nhập về Việt Nam đánh dấu bước đầu tiên trong việc hiện thực hóa kế hoạch xây nhà máy AI của FPT và Nvidia.