Hệ sinh thái Asanzo: Hàng loạt doanh nghiệp có ‘địa chỉ ma’, không biển hiệu, không hoạt động

Xuân Hải - 05/09/2019 13:27 (GMT+7)

(VNF) – Báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã nêu danh sách 38 doanh nghiệp có liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo. Đáng chú ý, trong 38 doanh nghiệp này, có hàng loạt doanh nghiệp có ‘địa chỉ ma’, không biển hiệu, không hoạt động.

VNF
Ảnh minh họa

Danh sách 38 doanh nghiệp liên quan đến Asanzo được thống kê bởi Cục Quản lý thị trường TP. HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM và Hải quan TP. HCM.

Trong 38 doanh nghiệp này, duy nhất Chi nhánh Công ty TNHH KDDI Việt Nam tại TP. HCM (mã doanh nghiệp 0100971460001) là không tra cứu được thông tin doanh nghiệp. 37 doanh nghiệp còn lại hoặc không tồn tại, tồn tại địa chỉ ma hoặc không hoạt động hay đã chấm dứt hoạt động từ lâu.

Cái tên đầu tiên thuộc trường hợp này là Công ty TNHH SX TM Đầu tư Văn Đoàn (địa chỉ số 169/15 đường Nguyễn Đức Cảnh, phường Tân Phong, quận 7, TP. HCM). Theo Trưởng ban quản lý tòa nhà Grand View số 169 Nguyễn Đức Cảnh, ở đường Nguyễn Đức Cảnh chỉ có địa chỉ từ 169/1 – 169/11, không có địa chỉ 169/15 và cũng không có Công ty TNHH SX TM Đầu tư Văn Đoàn hoạt động trên địa bàn quận 7.

Tương tự, kết quả xác minh Công ty TNHH Đầu tư thương mại XNK Gia Bảo (địa chỉ 162/13/12 đường TTN08 khu phố 6, phường Tân Thới Nhất, quận 12) cho thấy ở địa chỉ này chỉ có nhà riêng lẻ, không có hoạt động sản xuất, chứa trữ, kinh doanh.

Thông tin từ Chi cục Thuế quận 12 cho biết ngày 3/10/2018 Công ty Gia Bảo từng gửi thông báo phát hành hóa đơn cho Chi cục Thuế quận 12 nhưng trước đó Chi cục thuế này đã ban hành thông báo về việc Công ty Gia Bảo không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký với cơ quan thuế. Chi cục Thuế quận 12 cũng đã chuyển cho Công an quận 12 các nghi vấn mua bán hóa đơn của Công ty Gia Bảo.

Đối với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Kỹ thuật Lê Quang (địa chỉ số 361/49 đường Hà Huy Giáp, khu phố 3, phường Thạnh Lộc, quận 12), Công an phường Thạnh Lộc xác định trên đường Hà Huy Giáp không có địa chỉ trên.

Chi cục Thuế quận 12 cho biết Công ty Lê Quang đã chuyển địa điểm kinh doanh sang số 83 Phan Văn Hân, phường 17, quận Bình Thạnh. Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Thạnh – chủ nhà số 83 Phan Văn Hân – cho biết từ trước đến nay không có Công ty Lê Quang nào hoạt động tại đây. Điều này được bà Trần Ngọc Diễm Xuân – cán bộ kinh tế tại phường 17, quận Bình Thạnh, tái xác nhận.

Đối với Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt Tài (số 392/9 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh), cơ quan chức năng xác nhận tại địa chỉ này không có treo biển hiệu của Công ty Việt Tài và cũng không có công ty nào hoạt động.

Ông Quốc Bảo – cán bộ công an phường 25, quận Bình Thạnh – cho biết không thể liên lạc với chủ nhà 392/9 Ung Văn Khiêm. Bà Hải Uyên – cán bộ phụ trách kinh tế phường 25, cho biết trước đây Công ty Việt Tài từng đăng ký hoạt động tại địa chỉ trên nhưng hiện không còn hoạt động và đã chuyển đi nơi khác.

Đối với Công ty TNHH Hợp tác Đầu tư Thạch Sơn (số 174/1G1 đường Dương Quảng Hàm, phường 5, quận Gò Vấp), cơ quan chức năng xác nhận công ty này từng kê khai thuế từ quý I/2018 – quý I/2019 nhưng nay đã xin ngừng hoat động. Tuy nhiên, ông Tống Kim Việt – chủ căn nhà tại địa chỉ trên, lại cho biết không hề có tổ chức/cá nhân nào thuê căn nhà này để lập doanh nghiệp, Công ty Thạch Sơn là không có thật.

Tình trạng này diễn ra tương tự đối với Công ty TNHH ĐT-XNK Trần Thoàn (số 805/21 đường Nguyễn Xiển, khu phố Long Hòa, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9). Cơ quan chức năng xác nhận số nhà 805/21 Nguyễn Xiển không tồn tại nên không có Công ty Trần Thoàn nào hoạt động.

Đối với Công ty TNHH ĐT-TM Lộc Phát (số 985D đường Nguyễn Duy Trinh, khu phố 1, phường Phú Hữu, quận 9), cơ quan chức năng xác nhận công ty này không hoạt động.

Đối với Công ty TNHH ĐT-PT Hưng Thịnh (số 105/1 ấp Trung Chánh 1, xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn), thông tin xác minh cho thấy công ty này đã không còn hoạt động từ tháng 4/2018.

Đối với Công ty TNHH Phát triển thương mại Năng Lượng Xanh (số 2/4 đường Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú), bà Trần Thị Xuân – chủ nhà số 2/4 Lê Thúc Hoạch – xác nhận từ trước đến nay bà không hề cho Công ty Năng Lượng Xanh thuê nhà; tại đây chỉ có Công ty TNHH Thương mại dịch vụ vi tính Cơ Đạt thuê để buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.

Điều tương tự cũng xảy ra ở trường hợp Công ty TNHH Hợp tác đầu tư Việt Tín (số 72/2 đường B, khu ADC phường Phú Thạnh, quận Tân Phú) và Công ty TNHH Đầu tư – Sản xuất Vân Anh (số 31/1 đường 38, khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) khi chủ nhà phủ nhận việc cho các công ty này thuê nhà.

Đối với Công ty TNHH Điện lạnh Asanzo (số 46/4D2 đường Trung Đông 13, tổ 91, ấp Trung Đông 2, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn), tình hình “lạ lùng” hơn khi ông Nguyễn Trường Giang – chủ căn nhà tại địa chỉ trên – cho hay Công ty Điện lạnh Asanzo đã thuê nhà nhưng chỉ có treo biển hiệu mà không có hoạt động sản xuất, chứa trữ, kinh doanh hàng hóa cũng như không có bất cứ hồ sơ, tài liệu nào được lưu trữ.

Còn với Công ty TNHH Truyền thông Asanzo (lầu 14, phòng 08B, tòa nhà Vincom Center số 72 Lê Thánh Tông, phường Bến Nghé, quận 1), đại diện Công ty Cổ phần DV Hợp Điểm cho biết Công ty Truyền thông Asanzo có thuê văn phòng và dịch vụ của đơn vị này trong thời gian 15 tháng. Tuy nhiên, trong thời gian thuê, Công ty Truyền thông Asanzo không hề có nhân viên đến tiếp khách cũng như không có bất cứ hoạt động nào ở đây.

Đây cũng là tình trạng diễn ra đối với Công ty TNHH sản xuất Nhật Nam (tầng 2, số 81 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, quận 1). Công ty này cũng thuê địa chỉ của một công ty khác để đăng ký kinh doanh nhưng không đặt văn phòng, không chứa trữ hàng hóa. Hiện Công ty Nhật Nam đã thanh lý hợp đồng và không còn hoạt động, không treo biển hiệu tại nơi này. Thông tin từ Chi cục Thuế quận 1 cho biết thêm Công ty Nhật Nam đã không còn hoạt động tại địa chỉ trên từ tháng 1/2018 nhưng không khai báo với cơ quan thuế theo quy định.

Các công ty: Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Nam Tiến (lầu 2, Saigoncom Building số 190B Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nguyên Tuấn (tầng 5, tòa nhà Songdo, 62A, Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3), Công ty TNHH xuất nhập khẩu Khải Phong Sài Gòn (tầng 8, tòa nhà Loyal, 151 Võ Thị Sáu, phường 6, quận 3)… cũng ở trong tình trạng tương tự như trên.

Một số doanh nghiệp khác như: Công ty TNHH Gunze Việt Nam, Công ty TNHH Hải Thạc, Công ty TNHH Juki Việt Nam phủ nhận sự liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo…

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(DEV) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Sài Gòn - Đại Ninh là một trong những siêu dự án ở Lâm Đồng. Sau nhiều năm triển khai, dự án khiến hàng loạt quan chức từ Trung ương đến địa phương vướng vào lao lý.

Người dân Trung Quốc mua vàng như không có ngày mai, đẩy giá lập đỉnh

Người dân Trung Quốc mua vàng như không có ngày mai, đẩy giá lập đỉnh

(VNF) - Vốn được coi là khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn địa chính trị và kinh tế, vàng đã tăng giá sau khi xung đột Nga – Ukraine và cuộc chiến ở Gaza nổ ra. Tuy nhiên, việc vàng leo lên mức cao kỷ lục trên 2.400 USD/ounce được cho là có tác động chính bởi thị trường Trung Quốc.

Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

(VNF) - Chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp Việt Nga ở Bến Đầm, huyện Côn Đảo đang nợ Agribank hơn 370 tỷ đồng. Agribank đưa ra giá khởi điểm dự kiến cho khoản nợ này tương đương giá trị cả gốc và lãi của khoản nợ tính đến ngày 26/4.

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

(VNF) - Sáng 29/4/2024, tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG từ cảng Bintulu Malaysia đã an toàn cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô. Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

(VNF) - Tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thảo luận và biểu quyết thông qua các Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.

Nhân diện dòng tiền hàng tỷ USD từ nước ngoài âm thầm đổ vào BĐS mỗi năm

Nhân diện dòng tiền hàng tỷ USD từ nước ngoài âm thầm đổ vào BĐS mỗi năm

(VNF) - Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh áp lực dòng tiền vẫn chưa vơi với doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) tiếp tục trình diễn vũ điệu tăng trưởng đẹp mắt với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý III năm tài chính 2024.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.