SCIC băn khoăn về nguyên tắc bảo toàn vốn đầu tư

Thanh Long - 12/07/2020 21:56 (GMT+7)

(VNF) - SCIC cho rằng một trong những vướng mắc lớn nhất trong hoạt động đầu tư của tổng công ty này là hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể và rõ ràng về căn cứ để xác định việc tuân thủ nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn đầu tư: tính theo toàn bộ danh mục vốn đầu tư vấn quản lý/vốn chủ sở hữu được giao hay theo từng khoản đầu tư thực hiện.

VNF
SCIC băn khoăn về nguyên tắc bảo toàn vốn đầu tư

Trong báo cáo gửi đến Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư gần đây, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã nêu ra một số khó khăn, hạn chế mà "siêu doanh nghiệp" này đang gặp phải.

Bên cạnh khó khăn về cơ chế và thị trường, SCIC cho hay trong danh mục của tổng công ty này còn nhiều doanh nghiệp thuộc diện khó bán, bán nhiều lần không thành công.

"Để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh công tác bán vốn, SCIC đã chủ động báo cáo Ủy ban và cơ quan có thẩm quyền về việc: sửa đổi, bổ sung Nghị định 32/2018/NĐ-CP; cho phép SCIC áp dụng cơ chế đặc thù (hạ giá khởi điểm...) nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả", phía SCIC thông tin.

SCIC cho biết công tác cổ phần hóa còn gặp khó khăn vướng mắc và chậm so với kế hoạch, chủ yếu là do các cơ quan chức năng chậm phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. Mặt khác, trước khi chuyển giao về SCIC, hầu hết các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa có quy mô nhỏ, còn tồn tại nhiều vướng mắc về tài chính, thậm chí một số doanh nghiệp còn đứng trước nguy cơ phá sản.

Về hoạt động đầu tư kinh doanh vốn, tổng công ty này nhấn mạnh mặc dù đã nghiên cứu nhiều cơ hội đầu tư, chủ động làm cầu nối giữa doanh nghiệp có vốn của SCIC với một số tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để triển khai nghiên cứu cơ hội đầu tư, nhưng kết quả giải ngân đầu tư còn rất hạn chế (ngoại trừ khoản đầu tư hiện hữu vào các doanh nghiệp đang quản lý) do gặp một số khó khăn vướng mắc về pháp lý.

Cụ thể, về lĩnh vực đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền còn chưa thống nhất ý kiến về việc SCIC có được tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù và không chịu sự hạn chế về lĩnh vực đầu tư theo quy định tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP hay không. Trong khi, theo Nghị định 147/2017/NĐ-CP và Nghị định 148/2017/NĐ-CP, SCIC được chủ động nguồn vốn kinh doanh để thực hiện đầu tư vào lĩnh vực, dự án, ngành nghề đem lại hiệu quả; không bị giới hạn lĩnh vực đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

Về thẩm quyền quyết định đầu tư, theo quy định tại Khoản 4, Điều 8, Quy chế Quản lý tài chính của SCIC, Hội đồng thành viên SCIC quyết định từng dự án đầu tư có giá trị không quá 25% vốn chủ sở hữu căn cứ Báo cáo tài chính thời điểm gần nhất, nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.

"Quy định này chưa làm rõ thẩm quyền quyết định đầu tư của Hội đồng thành viên SCIC đối với các khoản đầu tư không thuộc các lĩnh vực của dự án nhóm B theo Luật Đầu tư công, trong đó có lĩnh vực đầu tư tài chính", báo cáo cho hay.

Đặc biệt, SCIC cho rằng một trong những vướng mắc lớn nhất trong hoạt động đầu tư của tổng công ty này là hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể và rõ ràng về căn cứ để xác định việc tuân thủ nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn đầu tư: tính theo toàn bộ danh mục vốn đầu tư vấn quản lý/vốn chủ sở hữu được giao hay theo từng khoản đầu tư thực hiện.

Ngoài ra, cơ chế thoái vốn đối với các khoản đầu tư mới của tổng công ty này vẫn phải tuân thủ theo quy định của Nghị định 32/2018/NĐ-CP dẫn đến quá trình bán vốn sẽ kéo dài hoặc bỏ lỡ cơ hội thoái vốn khi thị trường thuận lợi.

Năm 2020, SCIC cho biết mục tiêu của tổng công ty là tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp chuyển giao từ các Bộ, ngành.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp gắn với đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật; bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã tiếp nhận theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Thêm vào đó, thực hiện đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước vào các ngành, lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

Tổng doanh thu kế hoạch năm 2020 của SCIC là 6.916 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế kế hoạch đạt 4.839 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch đạt 4.565 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước đạt 3.470 tỷ đồng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, lập thêm 2 quận mới

Hà Nội không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, lập thêm 2 quận mới

(VNF) - Quận Hoàn Kiếm hiện nay là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hoá của thành phố Hà Nội.

 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị Thủ tướng kỷ luật

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị Thủ tướng kỷ luật

(VNF) - Trước đó, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị đề nghị khai trừ ra khỏi Đảng

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị đề nghị khai trừ ra khỏi Đảng

(VNF) - Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng các ông Dương Văn Thái và Mai Tiến Dũng.

Năm lần rao bán Maybach cắm nợ, xe sang giá hời không ai hỏi mua

Năm lần rao bán Maybach cắm nợ, xe sang giá hời không ai hỏi mua

(VNF) - Một ngân hàng vừa thông báo lần 5 về việc bán đấu giá chiếc xe sang Mercedes - Benz loại Maybach S400 và chiếc E250 với giá chỉ từ hơn 2 tỷ đồng.

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương kỷ luật ông Lê Thanh Hải

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương kỷ luật ông Lê Thanh Hải

(VNF) - Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP. HCM.

Chây ì nợ thuế, loạt chủ DN ở Quảng Ninh bị cấm xuất cảnh

Chây ì nợ thuế, loạt chủ DN ở Quảng Ninh bị cấm xuất cảnh

(VNF) - Từ 1/5 đến nay, Cục Thuế Quảng Ninh đã liên tục ra thông báo đề nghị tạm hoãn xuất cảnh tới 30 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.

SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) đã được vinh danh tại nhiều giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế gồm: Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam (Vietnam Report); Top 50 doanh nghiệp dẫn đầu năm 2024 (The Silicon Review - Mỹ), ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tăng cường giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến

Tăng cường giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến

(VNF) - Hướng tới mục tiêu nâng cao tính an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ, các ngân hàng thương mại đang tích cực triển khai nhiều giải pháp công nghệ , đáp ứng tuân thủ đúng theo yêu cầu tại Quyết định 2345/QĐ-NHNH của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Thanh tra thị trường vàng: 'Phát hiện vi phạm chuyển ngay cho Công an'

Thanh tra thị trường vàng: 'Phát hiện vi phạm chuyển ngay cho Công an'

(VNF) - Tại cuộc họp ngày 14/5 về công tác quản lý thị trường vàng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khai yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chậm nhất cuối tuần này phải công bố quyết định thanh tra.

Tổng thống Mỹ Biden sắp công bố mức thuế 100% lên xe điện Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Biden sắp công bố mức thuế 100% lên xe điện Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới đối với xe điện, chất bán dẫn, pin, pin mặt trời, thép và nhôm của Trung Quốc vào ngày 14/5 (theo giờ Mỹ). Một nguồn thạo tin cho hay mức thuế đối với xe điện sẽ tăng lên 100%, gấp bốn lần mức thuế hiện tại là 25%.