Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Không khí trầm lắng của Đại hội đồng cổ đông Vietcombank 2018 chợt bừng tỉnh bởi hàng loạt câu hỏi nóng mà mở màn là "Vietcombank có mất tiền hay không" khi tham gia tái cơ cấu "ngân hàng 0 đồng VNCB" (nay là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam).
Theo ông Nghiêm Xuân Thành, chủ tịch HĐQT ngân hàng, Vietcombank chỉ hỗ trợ kỹ thuật, nhân sự, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin và không có yếu tố vật chất, do đó không bị thiệt hại về tài chính.
Cùng với đó, trong nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 2016, HĐQT ngân hàng được giao nhiệm vụ tìm kiếm một đối tác để M&A nhưng đến nay vẫn chưa tìm được đơn vị nào. Câu trả lời này cũng giải thích rõ hơn một số đồn đoán trước đây về khả năng Vietcombank sáp nhập VNCB.
Đối với kỳ vọng xử lý nợ xấu mà nghị quyết đại hội đồng cổ đông năm trước đặt ra, ông Thành nói: "Kỳ vọng thì mơ ước và cao lắm". Theo ông Thành, nợ xấu có 2 phần: hạch toán nội bảng và ngoại bảng. Đối với nợ xấu nội bảng, trong nhiệm kỳ vừa qua, ngân hàng đã đưa tỷ lệ nợ xấu từ 2,4% (năm 2012) về 1,11% vào cuối 2017 và đều thấp hơn kế hoạch. Tuy nhiên, kỳ vọng về khối lượng nợ xấu đã xử lý ra ngoại bảng so với số đã xử lý, số đã thu hồi thì chưa được lớn như mong muốn, dù đã đạt được kế hoạch. Về thu nhập ngoại bảng 2017, ngân hàng đã đạt trên 2.100 tỷ đồng.
Một vấn đề được nhiều cổ đông quan tâm là việc ngân hàng phải thoái vốn khỏi các tổ chức tài chính, ngân hàng theo yêu cầu tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN (về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
Đến nay, tại MB và Eximbank, tỷ lệ sở hữu của Vietcombank vẫn ở mức cao hơn 5% vốn điều lệ. Do đó, ngân hàng đã báo cáo và được NHNN phê duyệt đề án thoái vốn tại MB và Eximbank, để đáp ứng đủ tỷ lệ theo quy định. "Ngay trong quý II/2018, nếu thị trường tích cực, chúng tôi sẽ thoái vốn tại hai tổ chức này", ông Thành nói.
Một vấn đề nóng khác là khả năng tăng vốn của ngân hàng để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II. Hiện tại, theo tờ trình mới nhất được Chính phủ, NHNN phê duyệt vào cuối 2017, Vietcombank được phát hành cổ phiếu riêng lẻ với tỷ lệ 10% vốn điều lệ cho tối đa 10 nhà đầu tư nước ngoài. Giá bán cổ phần dựa trên các căn cứ: mức giá công ty thẩm định giá đưa ra, việc lựa chọn công ty thẩm định giá phải thông qua đấu thầu; mức giá giao dịch trong 10 phiên gần nhất.
Một cổ đông chất vấn thêm vì sao lại chỉ bán cổ phiếu cho 10 nhà đầu tư mà không phải là ít hoặc nhiều hơn? Ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc ngân hàng giải thích: "Việc bán không chỉ nhằm mục đích thu tiền cho ngân hàng mà còn lựa chọn cổ đông có tiềm lực tài chính, chuyên nghiệp và xác định làm ăn lâu dài với ngân hàng". Theo đó, trong phương án phát hành riêng lẻ nêu trên, cổ đông hiện hữu Mizuho Bank, Ltd sẽ được mua tiếp để đảm bảo vẫn giữ tỷ lệ 15% như hiện nay. Hiện tại, việc tìm kiếm 10 nhà đầu tư nêu trên vẫn đang tiếp tục và chưa chốt thêm được ai.
Thêm một điểm chú ý, trong thời gian tới, Vietcombank tiếp tục phát triển mạnh mạng lưới ở nước ngoài với lộ trình: quý II/2018, khai trương ngân hàng con tại Lào; trong năm 2018 hoặc 2019, sẽ khai trương chi nhánh tại Úc và tiến tới nghiên cứu thị trường để mở hiện diện ở Mỹ.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.