Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường DKRA Việt Nam, giá bất động sản phân khúc đất nền một năm qua đã tăng khá cao, một số khu vực tăng mạnh tới 60-70%. Chỉ tính từ đầu năm, đất nền TP. HCM đã tăng bình quân 10-20%. Tại các “điểm nóng” như Thủ Đức, Bình Chánh, giá đất đã tăng 60-70%.
Đó chỉ là những con số theo thống kê, còn trên thực tế, sốt giá đất nền còn sôi sục hơn nhiều. “Nóng” nhất là tại quận 9, giá đất ở các phường Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Bình, Trường Thạnh... liên tục tăng mạnh. Đất nền dọc những tuyến đường như Nguyễn Xiển, Lò Lu, Lã Xuân Oai... mua đi bán lại tấp nập xôm tụ. Đất hôm trước ký gửi, hôm sau chốt lời 200-300 triệu đồng, 1 lô đất sang tay 4-5 người.
Một cò đất cho biết cuối năm 2017, giá đất nền phân lô dọc trục đường Nguyễn Xiển vào khoảng 19 - 19,5 triệu đồng/m2. Qua đợt sốt đất vừa rồi, giá đất chạm ngưỡng 29 - 32 triệu đồng/m2, có nơi còn lên đến 40 - 50 triệu đồng/m2 nếu nằm ngay các tuyến đường giao thông lớn. Những lô đất trước đây chỉ có giá 2 - 3,5 tỷ đồng thì nay được hét giá lên tới 8-9 tỷ đồng
“Có những mảnh đất khi đóng vai người mua đến hỏi, tôi được chào giá 500 - 700 triệu đồng. Vài tháng sau, cũng mảnh đất ấy khi tôi hỏi lại đã bị hét giá lên tỷ rưỡi. Nhiều anh chị trong nghề tài chính, bất động sản cũng từng kiểm định và thấy như vậy”, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam nói.
Theo ông Khương, việc giá nhà đất tăng trưởng như hiện tại, nếu chỉ giải thích theo hiệu ứng của dòng vốn FDI và tăng trưởng GDP cũng như quy hoạch hạ tầng là không đủ. Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng GDP cả nước lẫn tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của TP. HCM năm 2017 thì giá nhà đất tại TP. HCM đang rất nóng, vượt quá khả năng chi trả của người dân.
Giá bất động sản tăng mạnh thời gian qua có nhiều yếu tố, trong đó có sự đẩy giá của các thành phần môi giới. Còn ở góc độ người tiêu dùng, nhu cầu ở của người dân là có thật.
“Nhà đất tăng giá 50-70% như thời gian qua thì đúng là ảo. Có thể do cò đất thổi phồng thông tin tiến độ dự án hoặc tiến độ các hạ tầng kỹ thuật chung của TP. HCM, thậm chí sử dụng thủ thuật mua bán để đánh vào tâm lý người cần mua đất”, ông Phan Trường Sơn, Trưởng phòng Phát triển nhà của Sở Xây dựng TP. HCM nhận định.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thường thì giá nhà và đất tăng phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế, thu nhập, điều kiện vốn vay ở các ngân hàng hay từ các yếu tố thao túng của "cò" đất, tăng giá ảo, đầu cơ, cầu vượt cung hoặc xu thế đám đông mua bán sinh lời ngay… Nhưng, mức giá như hiện nay đã vượt quá khả năng của người dân và nhà đầu tư bất động sản.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM, cho rằng thời điểm này, chỉ 10% là người mua có nhu cầu sử dụng thật sự, 90% còn lại chủ yếu là mua đi bán lại.
Với chu trình người này mua rồi bán lại cho người khác để kiếm lời, cứ chuyển nhượng như vậy thì người chịu thiệt là người mua cuối cùng vì khi đó, giá đã được đẩy lên mức cao. Hiện giá đất ở TP. HCM quá cao so với giá thực tế của thị trường nên khách hàng phải hết sức thận trong khi mua.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.