10 gia tộc giàu nhất châu Á nắm giữ gần 310 tỷ USD

Lộc Y - 30/11/2020 18:38 (GMT+7)

Các gia đình giàu nhất châu Á, đứng đầu là gia đình tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani, sở hữu tổng tài sản lên đến 310 tỷ USD từ nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Ảnh: Getty Images

Gia đình tỷ phú Ambani là gia tộc giàu nhất châu Á với khối tài sản hơn 76 tỷ USD, tăng 25 tỷ USD so với tháng 7/2019. Khối tài sản của gia tộc Ambani cũng hơn gấp đôi so với gia tộc xếp vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các gia tộc châu Á giàu có. Gia tộc Ambani sở hữu Tập đoàn Reliance Industries được thành lập từ năm 1957. Các con của tỷ phú Mukesh Ambani đều tham gia điều hành công ty gia đình. Theo Bloomberg Billionaires Index, tỷ phú Mukesh Ambani hiện là người giàu thứ 10 trên thế giới. 

Ảnh: Reuters

Gia tộc Kwok tại Hong Kong sở hữu 33 tỷ USD từ đế chế bất động sản Hung Sun Kai Properties. Ba anh em tỷ phú Walter, Raymond và Thomas Kwok thừa kế tập đoàn từ cha vào thập niên 1990. Qua đời vì đột quỵ năm 2008, tỷ phú Walter Kwok để lại tài sản cho hai con trai Jonathan và Geoffrey Kwok. Năm 2012, Raymond và Thomas Kwok bị bắt vì tội hối lộ. Mới đây, ông Thomas Kwok đã quay lại điều hành tập đoàn gia đình sau thời gian chấp hành án tù. 

 Ảnh: Bloomberg

Vượt mặt nhà họ Lee của tập đoàn Samsung để trở thành gia tộc giàu có thứ ba tại châu Á, gia đình của tỷ phú Thái Lan Dhanin Chearavanont đã xây dựng đế chế Charoen Pokphand Group, một tập đoàn thực phẩm, bán lẻ và viễn thông. Hai con trai của ông Dhanin lần lượt giữ chức chủ tịch và giám đốc điều hành của tập đoàn. Gia tộc của ông Dhanin nắm giữ 31,7 tỷ USD tài sản.

Ảnh: Forbes

Anh em tỷ phú Indonesia Michael và Budi Hartono thừa kế thương hiệu thuốc lá Djarum từ gia đình. Sau khi nắm quyền điều hành, họ mở rộng kinh doanh sang tài chính ngân hàng thông qua khoản đầu tư vào Ngân hàng Trung Á. Theo Bloomberg Billionaires Index, tổng tài sản ròng của nhà Hartono đạt 31,3 tỷ USD, xếp thứ tư trong danh sách những gia tộc giàu nhất châu Á. 

Ảnh: Samsung

Từng giữ hạng 3 những gia tộc giàu có và quyền lực nhất châu Á, gia đình họ Lee điều hành Samsung hiện tụt hai hạng với tổng tài sản 26,74 tỷ USD. Được biết, gia tộc Lee phải nộp 10 tỷ USD tiền thuế thừa kế sau cái chết của ông Lee Kun-hee hồi tháng 10. Ông Lee Jay Yong, được mệnh danh là "Thái tử Samsung", hiện là người thừa kế và là lãnh đạo hiện tại của tập đoàn công nghệ Hàn Quốc. Gia đình họ Lee cũng là gia tộc giàu có và quyền lực bậc nhất Hàn Quốc. 

 Ảnh: XP

Gia đình của tỷ phú quá cố Chaleo Yoovidhya thành lập tập đoàn dược phẩm T.C.P vào năm 1956. Sau đó, ông đa dạng hóa các mặt hàng tiêu dùng và phát minh ra nước tăng lực "Redbull" nổi tiếng toàn cầu. Theo Bloomberg, khối tài sản mà gia tộc Yooviidhya nắm giữ vào khoảng 24,2 tỷ USD. Chaleo qua đời vào năm 2012 và Saravoot Yoovidhya, con trai ông, hiện là giám đốc điều hành của TCP Group. Trong khi nhà sáng lập Chaleo Yoovidhya được biết đến với lối sống giản dị, khép kín thì những thành viên trong gia đình này lại khét tiếng với lối sống xa hoa.

Ảnh: CUHK

Gia đình Cheng sở hữu đế chế trang sức, đá quý Chow Tai Fook (Hong Kong). Tổng tài sản của người đứng đầu gia tộc Henry Cheng vào khoảng 22,6 tỷ USD. Ngoài trang sức, tập đoàn còn lấn sân sang các lĩnh vực bất động sản, khách sạn, bách hóa, viễn thông và năng lượng. Có khoảng 10 thành viên trong gia tộc Cheng tham gia điều hành công việc kinh doanh của gia đình. 

Ảnh: Economics Times

Gia đình tỷ phú gốc Ấn Độ Pallonji Mistry sở hữu tổng tài sản 22 tỷ USD. Theo Forbes, tỷ phú Mistry khá kín tiếng trước truyền thông. Đến nay, gia tộc Mistry đã trải qua 5 đời. Ông Pallonji Mistry và gia đình nắm giữ phần lớn cổ phần tại Tata Sons, tập đoàn đầu tư gồm 30 công ty lớn nhỏ. Con trai lớn của ông - Shapoorji Mistry - là chủ sở hữu Eureka Forbes, một thương hiệu lọc nước ở Ấn Độ. 

Ảnh: Forbes

Tỷ phú Pao Yue-kong bắt đầu đế chế vận tải tại Hong Kong hơn 60 năm trước. Đến năm 1979, tập đoàn BW đã tích lũy hơn 200 tàu và quản lý đội vận tải hàng hải cá nhân lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Bên cạnh đế chế vận tải, gia đình tỷ phú Pao Yue-kong cũng sở hữu công ty bất động sản Wheelock & Co. Sau khi ông Pao qua đời vào năm 1991, công việc kinh doanh của công ty gia đình được chia cho 4 cô con gái và các thành viên gia đình. Theo Bloomberg, gia tộc Pao sở hữu ước tính 20,2 tỷ USD tài sản. 

Ảnh: Bloomberg

Tỷ phú Henry Sy sinh ra ở Trung Quốc và di cư sang Philippines vào năm 12 tuổi. Thuở cơ hàn, ông từng giúp cha mình bán gạo, cá mòi và xà phòng trước khi mở được cửa hàng giày đầu tiên vào năm 1958. Từ một cửa hàng nhỏ ở trung tâm thành phố Manila, cơ ngơi của vị tỷ phú gốc Hoa đã phát triển thành tập đoàn bao trùm các lĩnh vực bán lẻ, ngân hàng và bất động sản. Ngày nay, tập đoàn SM Investments điều hành gần 2.800 cửa hàng bán lẻ và có hơn 2.000 chi nhánh ngân hàng trên khắp thế giới. Gia đình ông Sy nắm giữ khối tài sản 19,7 tỷ USD

 

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Đế chế' Infosys: Từ 250 USD khởi nghiệp đến vốn hóa 70 tỷ USD

'Đế chế' Infosys: Từ 250 USD khởi nghiệp đến vốn hóa 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.