Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công tác quản lý về trật tự xây dựng, dự án bất động sản trên địa bàn Hà Nội có nhiều tồn tại nên không chỉ xảy ra hàng loạt sai phạm về trật tự xây dựng mà còn để cho tình trạng "xí" đất rồi để không xảy ra trong thời gian dài.
Chẳng hạn, một trong 11 dự án quận Thanh Xuân đề nghị thanh tra, thu hồi là dự án Trụ sở làm việc của Công ty Cổ phần Xây lắp và sản xuất công nghiệp tại số 150, ngõ 72 đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình.
Theo tư liệu của phóng viên, khu đất của dự án đang được Chi nhánh CIPC - Xí nghiệp Xây lắp và thi công cơ giới (thành viên của Công ty Cổ phần Xây lắp và sản xuất công nghiệp) sử dụng làm trụ sở. Chi nhánh này được cấp giấy phép hoạt động từ ngày 12/10/2000 đến nay đã được 17 năm nhưng công trình vẫn chưa được khởi công xây dựng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, vào thời điểm cuối tháng 6/2018, tại địa chỉ được UBND TP. Hà Nội cấp phép làm dự án trụ sở làm việc của Công ty Cổ phần Xây lắp và Sản xuất công nghiệp lại là quán bia và các dịch vụ buôn bán khác.
Một người dân sống cạnh khu đất dự án này cho biết mấy năm trước cũng thấy chủ đầu tư mang máy khoan về thăm dò và thông báo là triển khai khởi công xây dựng nhưng sau đấy không thấy họ động tĩnh gì và giờ là quán bia.
Theo thông tin từ Cục Thuế Hà Nội, tại thời điểm tháng 8/2015, dự án xây trụ sở làm việc tại số 150 ngõ 72 đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân do Công ty Cổ phần Xây lắp và sản xuất Công nghiệp làm chủ đầu tư còn nợ tới 9 tỷ đồng tiền thuế đất.
Chia sẻ với phóng viên, TS-KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Hà Nội, cho biết thời gian qua, khi tiến hành kiểm tra, Hà Nội có khoảng hơn 8 triệu m2 đất sử dụng chưa hợp lý. Việc thu hồi đất đã được đặt ra nhiều lần và trong nhiều năm qua nhưng thiếu sự quyết liệt trong xử lý thực hiện. Vì vậy, mới tồn tại thực trạng những khu “đất vàng” bị bỏ hoang tới cả chục năm, hoặc sử dụng trái mục đích.
Cũng nằm trong số dự án bị đề nghị thanh tra, thu hồi tại quận Thanh Xuân, dự án Tòa nhà YO (Tòa nhà văn phòng Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam) ở 17 Lê Văn Thiêm (ngã tư Lê Văn Thiêm - Ngụy Như Kon Tum) được khởi công xây dựng từ tháng 3/2010, dự kiến thời gian thực hiện là 18 tháng. Thế nhưng, đến nay đã gần 6 năm trôi qua, dự án này vẫn đang bất động.
Theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2008, UBND TP. Hà Nội đã ký duyệt cho Hội Làm vườn Việt Nam (Vacvina) được lập dự án đầu tư sử dụng 1.400 m2 đất tại địa chỉ trên. Tháng 2/2008, Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng cùng với 4 đơn vị tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu liên doanh với Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam để góp vốn xây dựng trụ sở và văn phòng cho thuê của hội.
Công ty Lạc Hồng đã thuê một công ty của Nhật thiết kế và lấy tên công trình là Tòa nhà YO với ý nghĩa là “Vầng thái dương” theo tiếng Nhật. Tòa nhà YO cao 17 tầng, có 1 tầng hầm và 1 tầng kỹ thuật, diện tích sàn là 10.000m2 với tổng mức đầu tư là 135 tỷ đồng. Trong đó, tầng hầm sử dụng làm chỗ để xe, khu kỹ thuật, tầng 1 và 2 sử dụng cho việc trưng bày và giới thiệu sản phẩm, tầng 3 dành cho hội nghị, còn lại sử dụng làm văn phòng làm việc và cho thuê. Tuy nhiên, thay vì triển khai dự án như phương án đã được phê duyệt, chủ đầu tư lại “hô biến” dự án thành các ki-ốt cho thuê kinh doanh dịch vụ.
Cũng tình trạng "xí" đất rồi sử dụng sai mục đích còn có dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Cửu Long ở số 201 Trường Chinh do Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Cửu Long làm chủ đầu tư. Tại khu đất triển khai dự án này, hiện đã “biến tướng” thành các hoạt động kinh doanh dịch vụ quán nhậu.
Theo Khoản 2, Điều 64, Luật Đầu tư, dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư sau 12 tháng mà nhà đầu tư không triển khai, hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Tuy nhiên, điều khó hiểu là các dự án trên đã bị đắp chiếu cả chục năm trời, thậm chí sử dụng đất sai mục đích nhưng chính quyền địa phương lại không có biện pháp xử lý triệt để, gây lãng phí lớn nguồn tài nguyên đất và mất mỹ quan đô thị.
Trước thực trạng trên, mới đây, bà Phùng Thị Hồng Hà, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, đã đề nghị quận Thanh Xuân tăng cường công tác giám sát, thanh tra, quản lý các dự án trên địa bàn, đặc biệt quan tâm tới dự án đang vi phạm, chậm triển khai. Cùng với đó, phải rà soát lại số liệu, phân tích, đánh giá kỹ các dự án để có đủ căn cứ, số liệu chặt chẽ làm cơ sở xử lý.
Theo các chuyên gia, việc cấp phép dự án một cách dễ dãi và công tác quản lý, thanh, kiểm tra lỏng lẻo là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp yếu năng lực vẫn “xin đất” làm dự án bất động sản. Các doanh nghiệp này sau khi xin được dự án sẽ tìm cách sang tay để kiếm lời nhưng khi thị trường gặp bất lợi, các doanh nghiệp "ôm đất chờ thời".
Chia sẻ với phóng viên, TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết dự án không thực hiện được có nhiều nguyên nhân nhưng rõ nhất là chủ đầu tư không đủ năng lực. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao họ vẫn “ôm” dự án, trong khi chính quyền lại không triệt để trong công tác quản lý, thu hồi dự án?
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho biết có những dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư hàng chục năm trước, đến nay nhiều chủ đầu tư không còn đủ năng lực thực hiện dự án do đó cần phải thu hồi dự án.
Còn theo ông Mai Xuân Vinh, Phó giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, cơ quan này đã phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án liên quan năng lực tài chính của chủ đầu tư.
“Hiện nay, luật quy định, tất cả các phần về năng lực tài chính của chủ đầu tư đều trên cơ sở tự kê khai và báo cáo của chủ đầu tư… Tuy nhiên, có đơn vị vốn chủ sở hữu là 100 tỷ đồng, đã đầu tư các dự án khác, có tình trạng nợ khó đòi, không còn đủ năng lực, nhưng trên giấy tờ vẫn ghi là có vốn. Điều này cơ quan cấp phép khó có thể kiểm tra”, ông Vinh cho biết.
Cũng theo ông Vinh, để khắc phục tình trạng trên, luật đã quy định buộc các chủ đầu tư phải ký quỹ. Nếu dự án không triển khai, thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ xử lý khoản tiền ký quỹ này.
Ông Vinh cho biết thêm thời gian tới, sẽ có nhiều sửa đổi về quy định trong việc hậu kiểm, đánh giá năng lực của chủ đầu tư để xử lý việc chậm triển khai dự án, vi phạm pháp luật. Hiện nay, đối với các dự án chậm triển khai, luật quy định, từ ngày 1/7/2014, các trường hợp bị thu hồi sẽ không được bồi hoàn tài sản trên đất, cũng như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Tuy nhiên, ông Vinh lo ngại nếu thu hồi mà không bồi hoàn cho chủ đầu tư, kể cả tài sản trên đất, giá trị đầu tư trên đất, thì chủ đầu tư sẽ bất hợp tác, chống đối.
Để hạn chế tình trạng “dự án chết”, các chuyên gia cho rằng cần phải có chế tài đủ mạnh và giám sát chặt chẽ từ khâu thẩm định dự án đến năng lực chủ đầu tư, đồng thời phải công khai, minh bạch để tránh việc “trao nhầm” dự án cho chủ đầu tư kém năng lực.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.