Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Liên quan đến phương án xã hội hóa đầu tư toa xe, năm 2019, Công ty TNHH Phát triển thiết bị đường sắt (Việt Nam) thuộc Tập đoàn Jinxin (Trung Quốc) đã được thành lập và ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Xe lửa Gia Lâm và Công ty Xe lửa Dĩ An đóng vỏ thép thùng xe và lắp ráp 13 toa xe.
Theo thông tin từ tập đoàn Jinxin thì 13 toa xe thuê đóng và lắp ráp ở Việt Nam gồm có 06 xe giường nằm, 05 xe ghế ngồi, 01 xe công vụ phát điện và 01 xe hàng cơm bằng công nghệ tiên tiến và hiện đại. Đặc biệt, một số thiết bị công nghệ tiên tiến lần đầu được sử dụng tại Việt Nam.
"Hàm lượng thiết bị, công nghệ tiên tiến, từ giá chuyển, hệ thống cách âm, cách nhiệt, hệ thống module, hệ thống điện… cho đến từng ốc vít đều phải tiêu chuẩn, không sử dụng mua tự do trên thị trường. Các vật liệu nội thất như thành vách, giường… đều bằng composite, chống cháy", ông Đỗ Trọng Lừng, Giám đốc Công ty CP Xe lửa Gia Lâm chia sẻ trên Báo Giao thông về các toa tàu mà phía Trung Quốc đặt hàng.
Ông Phạm Văn Trường, chuyên gia tư vấn của Tập đoàn Jinxin thông tin chi tiết thêm rằng nội thất và tiện ích của 13 đoàn tàu này được trang bị như máy bay. Cụ thể như mỗi giường nằm có 1 tivi ở đầu giường để hành khách tùy ý xem theo sở thích. Còn trên toa ghế ngồi lắp đặt 2 tivi hướng về 2 phía.
Trên đoàn tàu có thiết bị phát wifi để hành khách kết nối, sử dụng cho các thiết bị điện tử cá nhân, thuận tiện để giải trí, làm việc trên tàu. Khách tại các buồng ngủ không chỉ có thể xem, nghe các file video, âm nhạc đã được cài sẵn như trên máy bay mà còn có thể xem truyền hình trực tuyến hay lướt web.
Thêm vào đó, ở khu vực rửa mặt, sử dụng thiết bị cảm ứng như vòi nước… Thiết bị vệ sinh hoạt động như thiết bị lắp trên máy bay, tức là theo nguyên lý hút chân không, tiết kiệm nước, chưa đến 0,47 lít/lần xả nhưng vẫn đảm bảo sạch sẽ, không mùi.
Điều hòa của tàu cũng tự điều chỉnh nhiệt độ theo nhu cầu từng buồng ngủ, không giống như toa xe giường nằm của đường sắt Việt Nam, là nhiệt độ chung cho toàn toa xe.
Tại Hội nghị đường sắt ASEAN lần thứ 42 tại Đà Nẵng vào năm 2022, Tập đoàn Jinxin đã kéo các toa tàu từ Hà Nội vào để giới thiệu và cho biết tổng giá trị đóng 13 toa tàu hơn 275 tỉ đồng.
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), đây là toa xe thiết kế mới hoàn toàn từ bộ phận chạy đến thùng xe nên theo quy định của Việt Nam phải chạy thử nghiệm 100.000km trước khi cấp giấy phép đăng kiểm. Tuy nhiên, đến nay, 13 toa tàu này vẫn chưa được cấp giấy phép để đưa vào khai thác.
Thông tin trên Tuổi Trẻ Online cho biết Tập đoàn Jinxin vừa kiến nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam định hướng, hỗ trợ và tháo gỡ những khó khăn để đưa 13 toa tàu chạy trên đường sắt Việt Nam. Theo tập đoàn này, việc dự án 13 toa tàu hạng sang kéo dài 5 năm đã gây lãng phí và khó khăn cho doanh nghiệp.
Được biết, năm 2019, Tập đoàn Jinxin hợp tác chạy thử với Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội nhưng đến năm 2022, khi mới chạy được 15.000km thì 2 bên đã thanh lý hợp đồng.
Đến năm 2023, tập đoàn này tiếp tục đề nghị hợp tác với đường sắt Sài Gòn chạy thử khai thác thương mại tuyến TP.HCM - Nha Trang nhưng bị từ chối. Một số nguyên nhân phía đường sắt Sài Gòn chỉ ra là phía công ty chưa tiếp cận được hồ sơ kỹ thuật của doanh nghiệp (do quy định bảo mật của Jinxin), hơn nữa, 13 toa tàu cũng chưa chạy thử nghiệm đủ 100.000km theo quy định.
Tập đoàn Jinxin cũng đang đề nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi thông tư rút ngắn chạy thử nghiệm vận dụng từ 100.000km xuống còn 5.000km.
Từ năm 2017, các Công ty xe lửa Gia Lâm và Dĩ An bắt đầu đóng toa tàu mới với 90% nội địa hóa, chi phí khoảng 11,8 tỷ đồng/toa. Có một số hạng mục chi tiết toa tàu các đơn vị hoàn toàn làm được nhưng VNR không đầu tư vì sản lượng không nhiều.
Qua một năm đẩy mạnh công nghiệp đường sắt bằng cách liên ngành cơ khí thì một toa tàu chỉ còn khoảng 8,6-8,8 tỷ, trong khi chất lượng được cải thiện tăng lên so với đoàn tàu đóng trước đó.
Ngành đường sắt đã tính toán, cân nhắc các toa tàu nào còn thời gian sử dụng sẽ nâng cấp, cải tạo nhưng phải đạt được ít nhất 80-90% so với đóng mới để đem lại hiệu quả triển khai với mục tiêu có nhiều đoàn tàu chất lượng tốt nhất để phục vụ người dân.
Đơn cử như ngày 21/10 vừa qua, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã làm lễ ra mắt đôi tàu chất lượng cao tuyến Hà Nội - Đà Nẵng mang số hiệu SE19, SE20.
Đây là kết quả trong thời gian 3 tháng, các đơn vị đường sắt đã cải tạo, nâng cấp 28 toa xe thành toa chất lượng cao cho đôi tàu SE19, SE20. Tàu SE19/20 được cho là sự đột phá mới của ngành đường sắt bởi tất cả trang thiết trong toa đều được thay mới, tân trang để đảm bảo mỹ quan cao nhất mà vẫn giữ nguyên giá vé như hiện tại với mục tiêu thu hút thêm khách đi tàu trên tuyến này.
Các toa xe chở khách được lắp đặt mới bình nước nóng, thiết bị vệ sinh sứ ở khoang rửa mặt và buồng vệ sinh… đem lại cảm giác sạch sẽ, sang trọng.
Ngoài các dịch vụ có sẵn từ trước, đặc biệt, công ty đã mở app bán hàng trực tiếp dành cho hành khách đi tàu. Trong mỗi khoang khách có 1 mã QR. Hành khách muốn sử dụng bất kỳ dịch vụ gì trên tàu chỉ cần quét mã, sẽ hiện lên tất cả các đồ ăn, uống. Nhân viên nhận được đơn hàng chỉ trong vòng 3-5 phút sẽ mang đồ ăn thức uống đến phục vụ.
Đáng chú ý, hành khách đi tàu SE19, SE20 có thể quét mã QR để truy cập vào trang web bán hàng của đường sắt tìm mua đặc sản vùng miền của 34 tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua để thưởng thức ngay trên tàu hoặc mang về làm quà.
Tại khu vực giường nằm, ngoài thay mới chăn, ga gối và trang trí lại thành vách toa xe, hệ thống điều hòa cũng được được thiết kế có nút điều chỉnh cửa xả gió để hành khách có thể tự điều chỉnh nhiệt độ và hướng gió theo nhu cầu.
Hồi tháng 7/2023, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tiến hành thu thập ý kiến về dự thảo nghị định mới liên quan đến quy định về niên hạn sử dụng đầu máy và toa xe đường sắt. Đáng chú ý, trong đó đề xuất cho phép các phương tiện đường sắt hết niên hạn sử dụng có thể tiếp tục hoạt động đến hết ngày 31/12/2030.
Theo Nghị định 65/2018 (bắt đầu áp dụng từ năm 2020) có quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt có hiệu lực từ 1/7/2018, niên hạn đối với đầu máy và toa xe khách chạy trên đường sắt quốc gia không quá 40 năm, toa hàng sử dụng tối đa 45 năm.
Theo Bộ GTVT, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động vận tải đường sắt bị tạm ngừng và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đối mặt với nhiều khó khăn về sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2022 điều chỉnh lộ trình niên hạn của phương tiện đường sắt, bắt đầu áp dụng từ ngày 31/12/2020 được kéo dài đến ngày 31/12/2023.
Nếu quy định về lộ trình niên hạn sử dụng đầu máy và toa xe là 40 năm, toa xe hàng là 45 năm, VNR ước tính đến ngày 31/12/2025 sẽ phải ngừng hoạt động khoảng 114 đầu máy, 1.472 toa xe hàng và 168 toa xe khách.
Theo Bộ GTVT, kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt dự kiến đến năm 2027 hoặc thậm chí đến năm 2030, nhằm tận dụng tối đa các phương tiện giao thông đường sắt khi đã hết niên hạn sử dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và điều kiện khai thác an toàn.
Trước đó, năm 2019, VNR từng đưa ra phương án xã hội hóa đầu tư toa xe nhằm giảm áp lực gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp vận tải khi phải đầu tư thay thế toa xe hết niên hạn, đồng thời có được phương tiện hiện đại thu hút khách đi tàu. Cụ thể, VNR định hướng thuê toa xe do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, đóng mới, trong đó chi tiết phương án thuê, thời gian, giá thuê, lãi, chuyển giao…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.