Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Về hạ tầng giao thông, điểm nhấn là hàng loạt các tuyến đường huyết mạch trên địa bàn như: Đại lộ Võ Văn Kiệt (đại lộ Đông - Tây); Đại lộ Nguyễn Văn Linh; đường Rừng Sác (huyện Cần Giờ)… và một loạt các cây cầu quan trọng kết nối khu vực nội đô với vùng ven như cầu Phú Mỹ, cầu Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2. Cùng đó, cầu chữ Y, cầu Chà Và được thành phố tập trung nâng cấp và mở rộng, đã giải quyết đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông ở cả khu vực nội đô và cả ngoại ô TP. HCM.
Tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ có chiều dài gần 22km, đi qua địa bàn của nhiều quận huyện như quận 1, 2, 5, 6, 8, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh, với tổng kinh phí xây dựng và đầu tư dự án hơn 16.000 tỷ đồng.
Đây là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng vừa giải tỏa giao thông, vừa kết nối khu trung tâm thành phố với hai hướng phát triển phía Đông và phía Tây. Trong đó, điểm nhấn của công trình là hầm vượt sông Sài Gòn (hay còn gọi là hầm Thủ Thiêm) được đánh giá là hạng mục quan trọng nhất. Công trình này có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á, với chiều dài 1,49km, rộng 33m, cao 9m gồm 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ô tô và xe máy.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến là đại lộ Phạm Văn Đồng. Đây là đường được đánh giá là đẹp nhất TP. HCM hiện nay, với trục đường hướng tâm quan trọng của thành phố kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến quốc lộ 1 và quốc lộ 1K, tạo ra tuyến giao thông mới qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức và kết nối với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.
Một công trình đáng chú ý khác là tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên và cũng là tuyến nhận được rất nhiều kỳ vọng của người dân TP. HCM trong thời gian qua. Vì vậy, năm 2020 là năm mà thành phố đang dồn lực để dự án được hoàn thành đúng với kế hoạch.
Tuyến metro số 1 có tổng mức đầu tư hơn 43.757 tỷ đồng, với chiều dài khoảng 19,7km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao), đi qua 14 ga (3 ga ngầm và 11 ga trên cao) với hướng tuyến bắt đầu từ ga Bến Thành (tại Quảng trường Quách Thị Trang) - Lê Lợi - Nguyễn Siêu - Ngô Văn Năm - Tôn Đức Thắng - Ba Son - Nguyễn Hữu Cảnh - Văn Thánh - Điện Biên Phủ - cầu Sài Gòn - xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Long Bình. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào khai thác trong quý IV/2021.
Nằm một phần trong quần thể Khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự án cầu Thủ Thiêm 2 là công trình cấp đặc biệt của TP. HCM cũng đang được gấp gút hoàn thành. Dự án có tổng mức đầu tư 4.260 tỷ đồng, với quy mô 6 làn xe và tổng chiều dài là 1.465m.
Trong đó, phần cầu dài 885,7m, được thiết kế là cầu dây văng với trụ tháp chính có hình dáng kiến trúc cầu Rồng cao 113m, nghiêng về phía Thủ Thiêm. Với thiết kế chiếu sáng mỹ thuật thì cầu Thủ Thiêm 2 sẽ là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn cả ngày và đêm, là biểu tượng cổng chào từ Trung tâm thành phố qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Để chống lại tình trang biến đổi khí hậu, nước biển dâng, TP. HCM đã cho triển khai dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 trị giá 10.000 tỷ đồng (gọi tắt là dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng). Dự án bao gồm 6 cống kiểm soát triều lớn với khẩu độ từ 40-160m là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định.
Ngoài ra, dự án còn 5 đê bao/kè xung yếu dài 7,8km. Dự án được xây dựng với mục tiêu nhằm kiểm soát ngập do triều cường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 750km² với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.
Về vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị, TP. HCM đã triển khai cải tạo vệ sinh môi trường lưu vực kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè. Đây là một trong những dự án nổi bật mang nhiều ý nghĩa quan trọng về cả chính trị kinh tế và xã hội của TP. HCM. Sau hơn 10 năm hoàn thành công trình, ghi nhận sự nỗ lực to lớn của cả chính quyền và người dân thành phố trong việc “hồi sinh dòng kênh chết”.
Thành công của dự án là việc di dời hàng triệu m3 bùn và rác thải để cải tạo môi trường nước trong khu vực, kết hợp chỉnh trang đô thị với hai tuyến đường mềm mại chạy dọc hai bên bờ kênh, cũng như di dời được hàng nghìn hộ dân tại những “khu nhà ổ chuột” vào các khu tái định cư khang trang, sạch sẽ.
Hiện, việc phát triển quy hoạch khu trung tâm thành phố cũng đang được đẩy mạnh với việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000, khu trung tâm hiện hữu TP. HCM rộng 930 ha với 5 phân khu chức năng bao gồm trung tâm thương mại - tài chính, trung tâm văn hóa - lịch sử, khu bờ Tây Sài Gòn và khu thấp tầng, khu lân cận lõi trung tâm.
Với việc khánh thành đưa vào sử dụng Quảng trường khu đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên tượng đài Bác Hồ, lần đầu tiên, người dân thành phố có được không gian công cộng đúng nghĩa để vui chơi, thư giản sinh hoạt, giao lưu văn hóa, vừa tăng tính kết nối cộng đồng vừa tạo điều kiện phát triển các ngành du lịch, thương mại, dịch vụ và tạo điều kiện chỉnh trang bộ mặt đô thị theo hướng thân thiện, văn minh.
Cùng với sự thay đổi của bộ mặt cảnh quan thành phố, nhiều công trình bất động sản có kiến trúc hiện đại, ấn tượng, nhiều phong cách đã và đang bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều ở TP. HCM, góp phần tạo nên những điểm nhấn nổi bật như: Tòa nhà Bitexco Financial Tower, cao ốc Sài Gòn Metropolitan…
Mới đây là Vincom Landmark 81, một tòa nhà chọc trời trong tổ hợp dự án Vinhomes Central Park, một dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD, do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tân Liên Phát thuộc Vingroup làm chủ đầu tư. Tòa tháp cao 81 tầng (với 3 tầng hầm). Đây là tòa nhà cao nhất Việt Nam, cao thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 14 thế giới vào thời điểm hoàn thiện tháng 7/2018.
Bên cạnh đó, ngay tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, một dự án mang tính biểu tượng khác cũng đang dần hình thành đó là Khu phức hợp Empire City với điểm nhấn là tòa nhà cao nhất Việt Nam với tên gọi Tháp quan sát Emprie City.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 26.000 tỷ đồng (tương đương 1,2 tỷ USD) do Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế vương - Empire City (liên doanh Keppel Land, Công ty cổ phần Bất động sản Tiến Phước, Quỹ đầu tư Gaw Capital Partners - Hong Kong và Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái) làm chủ đầu tư.
Với quy mô gần 15 ha, dự án được thiết kế là một khu phức hợp bao gồm trung tâm thương mại cao cấp, khách sạn 5 sao, văn phòng làm việc, căn hộ, bãi đậu xe ngầm... theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng diện tích sàn xây dựng 730.000m2, trong đó toà nhà đa chức năng cao 86 tầng, sẽ là toà nhà cao nhất Việt Nam và dự kiến hoàn thành vào quý II/2021.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.