'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong ba phần tư thế kỷ - khoảng thời gian tương đối ngắn trong chiều dài mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã làm nên nhiều sự tích thần kỳ:
Việt Nam trở thành nước đầu tiên trong thế giới thuộc địa vùng lên lấy sức mình giành lại chủ quyền dân tộc, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân.
Là một nước không lớn, người không đông, lực lượng vật chất chưa mạnh, Việt Nam đã lần lượt đẩy lùi hết thế lực ngoại xâm này tới thế lực ngoại xâm hùng mạnh khác, giữ vững độc lập, thống nhất giang sơn, bảo toàn biên cương.
Vốn là nước nghèo nàn, lạc hậu lại bị các cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề, nay Việt Nam nổi lên là một quốc gia phát triển năng động.
Từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới nay Việt Nam ghi tên mình trong danh sách các thành viên chủ động, tích cực, đầy trách nhiện trong cộng đồng quốc tế với vị thế ngày càng cao.
Trong toàn bộ những sự tích lịch sử nói trên, nền ngoại giao nước nhà do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và kiêm chức Bộ trưởng đầu tiên đã có những đóng góp lớn lao, đem lại nhiều bài học quý giá soi rọi cho các thế hệ tiếp bước trên con đường xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Khái niệm “Ngoại giao Việt Nam” nói ở đây không chỉ liên quan tới hoạt động của riêng ngành Ngoại giao mà bao gồm cả hoạt động đối ngoại Đảng, hoạt động của các cơ quan Nhà nước, ngoại giao nhân dân, các địa phương và cả mọi người dân.
Vậy những bài học được rút ra là gì? Câu chuyện này rất rộng lớn về tầm vóc, phong phú về nội dung; ở đây chỉ xin chia sẻ đôi ba cảm nhận.
Phải chăng bài học đầu tiên là kiên định những mục tiêu cơ bản phản ánh lợi ích thiết thân của dân tộc, thuận chiều với xu thế thời đại.
Dù trong chiến tranh hay hòa bình, bị bao vây, cô lập hay hội nhập quốc tế, hoạt động ngoại giao đều phải phục vụ mục tiêu Bác Hồ suốt đời theo đuổi và dặn lại trong Di chúc: “Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh, và góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Khi ký kết các điều ước quốc tế quan trọng như Hiệp định Geneva năm 1954 và Hiệp định Paris năm 1973, cho dù chưa đạt được yêu cầu thống nhất đất nước ngay, các nhà ngoại giao Việt Nam đã kiên trì đấu tranh đưa vào văn bản cam kết của đối phương công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Trong thời bình, những mục tiêu trên là nền tảng quan trọng để tạo dựng môi trường ổn định để phát triển đất nước và nâng cao vị thế quốc gia.
Bài học thứ hai liên quan tới sự sắp xếp lực lượng để đạt mục tiêu.
Nhân tố quan trọng hàng đầu là “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh ngoại giao sẽ thắng lợi” như Bác Hồ đã dặn.
“Thực lực” nói ở đây bao gồm cả “sức mạnh cứng” về kinh tế và quốc phòng lẫn “sức mạnh mềm” như truyền thống quật cường, tinh thần đoàn kết, tố chất nhân văn, tính cách rộng mở của con người Việt Nam đi đôi với tính chính nghĩa của sự nghiệp mà nhân dân ta theo đuổi cũng như đường lối, chính sách và phương pháp hành động đúng đắn.
Vị trí đắc địa về địa chính trị và địa kinh tế cũng có ý nghĩa không nhỏ trong việc gia tăng thực lực quốc gia.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa các “binh chủng hợp thành” như ngoại giao Nhà nước (bao gồm cả ngoại giao nghị viện), đối ngoại Đảng và ngoại giao nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị và Ban Bí thư, cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao trong thời chiến, giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa - xã hội và đối ngoại quốc phòng - an ninh, gắn kết ngoại giao song phương với ngoại giao đa phương trong thời hội nhập quốc tế đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền ngoại giao Việt Nam.
Một nguồn lực lớn đối với Ngoại giao Việt Nam là sự kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh thời đại thể hiện trong các dòng chảy chủ yếu là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội cũng như nguyện vọng thiết tha của mọi dân tộc gia tăng hợp tác vì sự phát triển, vì một trật tự chính trị và kinh tế dân chủ, bình đẳng dựa trên pháp luật.
Bài học thứ ba là vận dụng nhuần nhuyễn những phương châm hành động thích hợp.
Lịch sử Cách mạng Việt Nam nói chung và lịch sử Ngoại giao Việt Nam nói riêng, một phương châm hành động quan trọng hàng đầu là kiên định ý chí độc lập tự chủ như Bác Hồ từng nhấn mạnh:
“Có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do”.
Bên cạnh việc nhận thức chuẩn xác và ra sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng chia sẻ những giá trị chúng ta theo đuổi, kể cả các tầng lớp nhân dân ở ngay các nước đối đầu với nước ta, nhất thiết phải phân tích cặn kẽ sự xếp sắp lực lượng các thế lực “bên kia chiến tuyến”, làm rõ những điểm đồng và điểm dị giữa họ với nhau, phân định rõ ai là đối thủ chủ yếu cần tập trung mũi nhọn đấu tranh, ai là thế lực có thể tranh thủ để từ đó hoạch định phương hướng hành động, khai thác những mâu thuẫn giữa họ với nhau.
Một ví dụ điển hình về phương diện này là sự phân tích tình hình và xác định sách lược của Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào ngay trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:
“Hiện nay về chính sách ngoại giao chúng ta cần phải nhận rõ hai điều này: Sự mâu thuẫn giữa hai phe đồng minh Anh – Pháp và Mỹ - Tầu về vấn đề Đông Dương là một điều ta cần lợi dụng; Sự mâu thuẫn giữa Anh – Mỹ - Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh – Mỹ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương.
Chính sách của chúng ta là phải tránh các trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng Đồng minh (Tầu, Pháp, Mỹ) tràn vào nước ta và đặt chính phủ Pháp De Gaulle hay một chính phủ bù nhìn khác trái với ý nguyện dân tộc.
Bởi vậy cần tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô và Mỹ chống lại mưu mô của Pháp định khôi phục địa vị cũ ở Đông Dương và mưu mô của một số quân phiệt Tầu định chiếm nước ta.
Dù sao chỉ có thực lực của ta mới quyết định sự thắng lợi giữa ta và đồng minh”.
Trong thời hội nhập quốc tế và triển khai chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, cách tiếp cận biện chứng được vận dụng theo tinh thần: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có những mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác có thể có những mặt khác biệt, mâu thuẫn lợi ích với Việt Nam cần được xử lý thích hợp.
Về chính sách đối tượng và khu vực, Ngoại giao Việt Nam nhất quán thực hiện ý tưởng rộng mở của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Làm bạn với mọi nước dân chủ, không gây thù oán với ai”, trong đó “đối với những nước Á châu là một thái độ anh em; đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè”.
Khi nói đến trường phái ngoại giao Việt Nam, ai ai cũng nhắc đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến” và phương châm “nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”.
Có thể hiểu “nguyên tắc” bao gồm mục tiêu độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa; còn sách lược thì thiên biến vạn hóa tùy tình hình cụ thể, thời điểm cụ thể, vấn đề cụ thể và đối tượng cụ thể. Trong bối cảnh thế giới diễn biến cực kỳ phức tạp như ngày nay, càng cần phải thấm nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo phương châm trên.
Nắm bắt chính xác, tận dụng đúng lúc, thậm chí chủ động tạo dựng thời cơ là nét nổi bật nữa của Ngoại giao Việt Nam.
Con đường đi tới mục tiêu cuối cùng thường quanh co, khúc khuỷu; trong một số hoàn cảnh cụ thể, khi chưa hội đủ điều kiện thuận lợi bên trong và bên ngoài, Ngoại giao Việt Nam vận dụng phương châm “tiến từng bước, đi tới mục thắng lợi trọn vẹn” mà Hiệp định Geneva năm 1954, Hiệp định Paris năm 1973, lộ trình hội nhập khu vực (ASEAN) tiến tới đại khu vực (APEC, ASEM) và toàn cầu (WTO) trong thời mở cửa là những minh chứng rõ rệt về phương cách này.
Nói như vậy không có nghĩa là ngoại giao nước ta khư khư giữ mình trong thế thủ mà luôn thấm nhuần tư tưởng “kiên quyết không ngừng thế tiến công”.
Bài học cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là đào tạo đội ngũ các cán bộ ngoại giao ngang tầm tình hình ngày càng phức tạp, nhiệm vụ ngày càng khó khăn.
Qua tấm gương sáng ngời của Bác Hồ cùng các nhà lãnh đạo tiền bối và các nhà ngoại giao đàn anh kỳ cựu chúng ta có thể cảm nhận rõ rằng, ngoài những phẩm chất cần có của mọi cán bộ, đảng viên các cán bộ làm công tác đối ngoại cần có một số phẩm chất riêng.
Đó là sự kiên định trên những vấn đề mang tính nguyên tắc đi đôi với sự cơ động linh hoạt cần thiết, “cương - nhu” tùy lúc, tùy người, tùy việc theo tinh thần “trái tim phải nóng, cái đầu phải lạnh”.
Đó là tầm nhìn phải rộng, cảm nhận phải nhậy, suy nghĩ phải sâu, tính toán phải kỹ, hành xử phải sắc.
Đó là sự tinh thông về một khu vực và lĩnh vực đi đôi với những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mở rộng hiểu biết về nhiều loại công việc, nhiều lĩnh vực…
Tựu trung lại, những bài học quý giá nhất, đầy đủ nhất đối với mỗi cán bộ đối ngoại đều nằm trọn trong tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác Hồ - người sáng lập và rèn luyện nền Ngoại giao Việt Nam. Việc quán triệt sâu sắc và thực hiện nhuần nhuyễn những điều Người chỉ giáo mãi mãi là một nhân tố quan trọng hàng đầu đưa Tổ quốc ta lên “đài vinh quang” cùng bè bạn năm châu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.