76% người Việt chuộng hàng nội địa, cao hơn mức trung bình toàn cầu

Phương Anh - 05/07/2020 12:21 (GMT+7)

Theo nghiên cứu gần đây của Nielsen, so với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam đang có sự ưu tiên lớn hơn đối với các sản phẩm nội địa.

VNF
17% người tiêu dùng cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%).

76% người Việt ưa chuộng tiêu dùng hàng nội địa 

Theo nghiên cứu, có 3 động lực chính ảnh hưởng đến hành vi và thói quen mua sắm hậu Covid-19 trên toàn thế giới bao gồm: Chất lượng và Hiệu quả; Sản phẩm có nguồn gốc địa phương và Công nghệ.

Các động lực này thúc đẩy sự phát triển đáng kể của các xu hướng như người tiêu dùng chuộng hàng nội địa, sẵn sàng chi trả cao hơn cho những sản phẩm đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khỏe. Trong khi đó công nghệ tác động đến cách người tiêu dùng tìm kiếm, mua sắm, kết nối với các thương hiệu và mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Đáng chú ý là người tiêu dùng Việt cho biết,  họ quan tâm vấn đề sức khỏe và chuộng hàng nội địa cao hơn mức trung bình các nước trên thế giới, đồng thời sự sẵn lòng chọn các sản phẩm cao cấp có lợi ích phù hợp của họ cũng cao hơn các thị trường khác.

Cụ thể, so với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương, với 17% người tiêu dùng cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%).

Người tiêu dùng ưu tiên hàng Việt Nam vì biết rõ nguồn gốc và mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Đây là một trong những mong muốn mới nổi lên ở các quốc gia trong mô hình "Phục hồi" theo nghiên cứu về các viễn cảnh cuộc sống hậu Covid-19. Điều này mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất địa phương củng cố thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, các nhà cung cấp địa phương cũng cần cung cấp sản phẩm có giá trị tốt phù hợp với nhu cầu chung của người tiêu dùng và đảm bảo sự có mặt sản phẩm trên quầy kệ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, sức khỏe trở thành mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam trong 4 quý liên tiếp. Trong quý I/2020, gần một nửa người tiêu dùng Việt xếp hạng sức khỏe là mối quan tâm số 1, dẫn đầu các nước trên thế giới. Vì vậy, người tiêu dùng đang tìm đến sản phẩm được sản xuất với tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất, đồng thời có chứa chất dinh dưỡng bổ trợ như Vitamin C, Vitamin D, Omega 3 hoặc lợi khuẩn.

Thậm chí trước đại dịch, gần hai phần ba người tiêu dùng Việt (69%) sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, vượt xa mức mức trung bình toàn cầu là 49%. Xu hướng này dự kiến sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, vì người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm sự đảm bảo nhiều hơn sau đại dịch.

“Dịch bệnh Covid-19 đã để lại nhiều thay đổi trong thói quen và hành vi của người tiêu dùng cũng như tạo ra những xu hướng mới, từ việc chủ động mua sắm những sản phẩm an toàn cho sức khỏe cho đến việc trữ nguồn thức ăn thiết yếu tại nhà. Khi người tiêu dùng tìm kiếm sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm thì một thương hiệu quen thuộc, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín là cách nhanh nhất để chạm đến nhu cầu này. Chúng tôi biết rằng sản phẩm có nguồn gốc địa phương vô cùng quan trọng ở Việt Nam và có lợi thế hơn so với các sản phẩm ít quen thuộc", bà Louise Hawley, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam cho biết.

Thương mại điện tử gắn liền với hành vi mua sắm hậu Covid-19

Trả lời khảo sát, 64% người tiêu dùng cho biết sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao thức ăn thường xuyên hơn và 63% sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn sau đại dịch.

Dự báo, xu hướng mua hàng trực tuyến chắc chắn sẽ tăng hậu Covid-19. Tuy nhiên, kênh trực tuyến sẽ tồn tại song song chứ khó có thể thay thế hoàn toàn các điểm bán trực tiếp. Dự báo sẽ có nhiều "cú bắt tay" hơn nữa giữa những nhà bán lẻ trực tuyến và trực tiếp để tạo ra hệ sinh thái đa kênh, như trường hợp các siêu thị và nhà cung cấp kết hợp với nền tảng phân phối trực tuyến như hiện nay.

Người tiêu dùng Việt đang tái ưu tiên ăn tại nhà. Thậm chí trước thời gian cách ly xã hội trong tháng 4/2020, 83% người tiêu dùng cho biết họ sẽ cắt giảm tần suất ăn uống bên ngoài. Xu hướng tiêu dùng tại nhà cũng sẽ trở thành một thói quen trong cuộc sống bình thường mới của người tiêu dùng  châu Á với 62 - 86% người tiêu dùng  cho biết họ sẽ ăn tại nhà sau đại dịch.

Theo nhận định, khi người tiêu dùng tiêu dùng tại nhà nhiều hơn thì sự tiện lợi như giao hàng nhanh và sản phẩm chất lượng sẽ là yếu tố then chốt thúc đẩy thương mại điện tử và giành chiến thắng trái tim người tiêu dùng.

Theo Đầu tư
Cùng chuyên mục
Bão lũ hoành hành từ châu Á đến châu Âu, toàn cầu hứng thiệt hại

Bão lũ hoành hành từ châu Á đến châu Âu, toàn cầu hứng thiệt hại

(VNF) - Trong tuần trước và đầu tuần này, những cơn bão đã liên tục đổ bộ ở nhiều khu vực trên toàn cầu, gây lũ lụt ở châu Âu, châu Phi, trong khi châu Á vẫn tiếp tục đối phó với những hậu quả do cơn bão Yagi để lại.

Mở 'mỏ vàng' tín dụng tiêu dùng: Trả nợ - đòi nợ nỗi lo từ 2 phía

Mở 'mỏ vàng' tín dụng tiêu dùng: Trả nợ - đòi nợ nỗi lo từ 2 phía

(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực, thị trường cho vay tiêu dùng được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối năm 2024. Các ngân hàng thương mại và công ty tài chính hiện cũng đang đẩy mạnh nhiều ưu đãi dành cho cho vay tiêu dùng.

'Lướt sóng' cổ phiếu NDC, một nhà đầu tư lỗ hơn 18 tỷ đồng

'Lướt sóng' cổ phiếu NDC, một nhà đầu tư lỗ hơn 18 tỷ đồng

(VNF) - Ông Vũ Anh Tuấn triệt thoái toàn bộ cổ phiếu NDC nắm giữ chỉ sau 2 tháng trở thành cổ đông lớn của Nam Dược.

Vàng nhẫn 'lên đồng', hãng vàng chỉ nhận khách bán, từ chối khách đến mua

Vàng nhẫn 'lên đồng', hãng vàng chỉ nhận khách bán, từ chối khách đến mua

(VNF) - Mặc dù giá vàng nhẫn tiếp tục chinh phục mốc cao mới nhưng lượng giao dịch trên thị trường không lớn khi nhiều nhà vàng liên tục từ chối bán ra với lý do hết hàng.

Lại bị ám sát, ông Trump tuyên bố ‘không bao giờ đầu hàng’

Lại bị ám sát, ông Trump tuyên bố ‘không bao giờ đầu hàng’

(VNF) - Gửi thông điệp đến những người ủng hộ sau vụ ám sát hụt lần hai hôm 15/9, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh rằng "quyết tâm của ông chỉ mạnh mẽ hơn sau một nỗ lực ám sát khác".

Bán gỗ vụn thu 2 tỷ USD, gom cành cây gãy đổ do bão bán thu tiền

Bán gỗ vụn thu 2 tỷ USD, gom cành cây gãy đổ do bão bán thu tiền

(VNF) - Nước ta chỉ xuất khẩu gỗ vụn đã thu về gần 2 tỷ USD trong 7 tháng qua. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT chỉ đạo, với diện tích rừng gãy đổ do bão Yagi không thể phục hồi thì phải gom về, cây nhỏ và cành gỗ băm làm dăm gỗ hoặc viên nén để bán.

Flappy Bird bất ngờ 'hồi sinh', Nguyễn Hà Đông nói 'không liên quan'

Flappy Bird bất ngờ 'hồi sinh', Nguyễn Hà Đông nói 'không liên quan'

(VNF) - 'Cha đẻ' của Flappy Bird Nguyễn Hà Đông khẳng định không liên quan đến phiên bản mới của tựa game này.

5 DN có vốn TCT Hàng Hải bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

5 DN có vốn TCT Hàng Hải bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

(VNF) - 5 cty con, cty liên kết của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam – CTCP (VIMC, mã CK: MVN) bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.

Phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác, những công ty tài chính bị điểm tên

Phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác, những công ty tài chính bị điểm tên

(VNF) - Liên quan đến vi phạm quy định về phát tán tin nhắn và cuộc gọi rác, Cục An toàn thông tin đã lập hồ sơ để xử lý một số công ty tài chính vi phạm.

Gosu Corp: Kinh doanh game doanh thu trăm tỷ nhưng lỗ nhiều hơn lãi

Gosu Corp: Kinh doanh game doanh thu trăm tỷ nhưng lỗ nhiều hơn lãi

(VNF) - Công ty cổ phần trực tuyến Gosu được biết đến là một trong những nhà phát hành game lớn tại Việt Nam. Mặc dù liên tục mở rộng quy mô thế nhưng hoạt động kinh doanh của công ty không mấy khả quan khi năm 2023 doanh nghiệp này báo lỗ 17,7 tỷ đồng.