Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tại Mekong Connect 2022, đích thân ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đã giới thiệu về “Dự án Trung tâm đầu mối sản xuất và phân phối lúa gạo cấp vùng tại tỉnh An Giang” và mời gọi các nhà đầu tư cùng liên kết thực hiện.
Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành với tổng diện tích 200ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 9.000 tỷ đồng do Tập đoàn Lộc Trời đăng ký thực hiện. Nhưng, tỉnh An Giang vẫn mong muốn đón nhận thêm các nhà đầu tư thứ cấp liên kết cùng triển khai.
Mục tiêu của dự án là tối đa hóa doanh thu thông qua việc xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp từ cung ứng đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Trong đó, ở chuỗi liên kết này, có khoảng 50% đến 70% các quy trình sản xuất được thực hiện tự động thông minh.
Theo ông Trần Anh Thư, trung tâm được kỳ vọng trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); thực hiện đầy đủ chức năng liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL với vai trò dẫn dắt (về công nghệ, đào tạo, chuyển giao giải pháp…), thúc đẩy (kiến tạo các chuỗi liên kết, thu hút các nguồn lực) và hỗ trợ mạnh mẽ hoạt động kinh tế nông nghiệp toàn vùng (nâng cao giá trị gia tăng, tiêu thụ, xuất khẩu…).
Ông Trần Anh Thư đánh giá, với năng lực kết nối với Cần Thơ và cảng biển Trần Đề thông qua tuyến cao tốc Châu Đốc – Sóc Trăng – Cần Thơ, Trung tâm sẽ đảm nhiệm vai trò liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản ĐBSCL, đặc biệt là xuất khẩu, thông thương hàng hóa hai chiều giữa các tỉnh ĐBSCL, có hệ thống kho chứa đạt tiêu chuẩn để có thể bảo quản hàng nông sản xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định, thông quan hàng nông sản ĐBSCL một cách thuận tiện qua các cảng quốc tế.
"Sự thành công của dự án sẽ là tiền đề quan trọng để phát triển ngành hàng lúa gạo ở tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung, tiến tới phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam, đưa gạo Việt Nam vươn ra thế giới. Hy vọng ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư chọn An Giang là nơi dừng chân để đầu tư, kinh doanh và làm cầu nối để hỗ trợ tỉnh kết nối với những nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới”, Phó chủ tịch tỉnh An Giang nói.
An Giang là vùng đất giàu tiềm năng, với vị trí địa lý thuận lợi, được xem là trung tâm kinh tế thương mại kết nối giữa 3 thành phố lớn: TP. HCM, TP. Cần Thơ và TP. Phnom Penh (Campuchia) và là cửa ngõ giao thương quan trọng của quốc gia của các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL với Campuchia. Khu Kinh tế cửa khẩu An Giang là 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của Quốc gia để tập trung đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025 với 2 cửa khẩu Quốc tế (Vĩnh Xương, Tịnh Biên) và 2 cửa khẩu Quốc gia (Vĩnh Hội Đông, Khánh Bình).
An Giang hiện duy trì 200.000ha đất trồng lúa, trong đó, phát triển 100.000ha chuyên canh lúa hàng hóa chất lượng cao có liên kết với doanh nghiệp; phục hồi, phát triển các vùng sản xuất lúa đặc sản; sản xuất lúa giống quy mô khoảng 25.000 đến 30.000ha.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.