Bà Dương Thị Bạch Diệp đã sử dụng tài sản đã thế chấp để vay 21.860 lượng vàng

Lệ Chi - 17/09/2020 20:50 (GMT+7)

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị VKSND tối cao truy tố bà Dương Thị Bạch Diệp (sinh năm 1948, Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trong vụ hoán đổi nhà đất lấy trụ sở trên đường 185 Hai Bà Trưng (quận 3, TP. HCM).

VNF
Agribank có dấu hiệu mất vốn hơn 3.000 tỷ trong vụ bà Dương Thị Bạch Diệp

Liên quan vụ án, ông Nguyễn Thành Tài (cựu Phó chủ tịch thường trực UBND TP. HCM); Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường); Trần Nam Trang (nguyên Phó giám đốc Sở Tài chính); Nguyễn Thành Rum (nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), Vy Nhật Tảo (nguyên Giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP. HCM) và 3 người khác bị đề nghị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Còn nguyên Giám đốc Sở Tài chính TP. HCM Đào Thị Hương Lan đã bỏ trốn, cơ quan điều tra đang truy nã, sẽ xử lý sau.

Quá trình điều tra, bà Dương Thị Bạch Diệp thừa nhận sử dụng tài sản đã thế chấp vay 21.860 lượng vàng của một chi nhánh ngân hàng tại TP. HCM để đổi lấy trụ sở Trung tâm ca nhạc nhẹ trên đường 185 Hai Bà Trưng (cùng quận 3) mà không báo cho các đơn vị, sở ngành của TP. HCM.

"Bởi nếu nói ra thành phố sẽ không cho hoán đổi", bà Diệp khai.

Tuy nhiên, bà Diệp có thái độ khai báo thiếu thành khẩn như đổ lỗi cho các cá nhân, đơn vị tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hoán đổi của TP HCM.

Khi được TP. HCM trao giấy tờ trụ sở Trung tâm ca nhạc nhẹ, bà Diệp không giao cho ngân hàng để lấy giấy chứng nhận quyền sỡ hữu nhà đất 57 Cao Thắng ra trả cho TP. HCM vì "ngân hàng sẽ giữ luôn" cả hai giấy tờ (do Công ty Diệp Bạch Dương thuộc loại nợ xấu nhóm 5). Bà Diệp đã mang giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất này qua Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập Sacombank) thế chấp vay 160 tỷ đồng. 

>>> Xem thêm: Bà Dương Thị Bạch Diệp: Từ đại gia bất động sản đến bị can lừa đảo hàng trăm tỷ đồng

Cùng chuyên mục
Tin khác