Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo bà Hương Nguyễn, Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có mức độ kiểm soát dịch bệnh Covid -19 tốt ngay từ giai đoạn đầu, được quốc tế đánh giá cao vì đã kiểm soát thành công và đẩy lùi dịch bệnh, đưa đất nước bước vào giai đoạn mới vừa duy trì sự an toàn cho sức khỏe cho người dân, vừa tập trung hồi phục nền kinh tế vốn đang vị suy yếu sau đại dịch.
"Chúng ta có lợi thế đi trước các nước một bước trong phòng chống dịch, vì vậy, hãy biến điều này thành lợi thế và cơ hội tăng tốc trong 6 tháng cuối năm cũng như đón đầu cơ hội thu hút nguồn lực trong và ngoài nước hướng tới sự phát triển bền vững trong dài hạn", bà Hương Nguyễn khẳng định.
Cũng theo bà Hương Nguyễn, cuộc khủng hoảng do dịch bệnh lần này được đánh giá là nghiêm trọng hơn các cuộc khủng hoảng trước đây bởi nhiều yếu tố. Thứ nhất là do thời gian diễn ra quá nhanh, không được dự báo, không lường trước được nên không có trong kịch bản ứng phó năm 2020.
Thứ hai, xuất phát điểm là đại dịch bệnh đe dọa tính mạng con người nên nguồn lực các nước phải đổ ra ưu tiên chống dịch trước. Thứ ba, suy thoái kinh tế diễn ra như một điều tất yếu không thể tránh khỏi trên tất cả các lĩnh vực ngành nghề, số lượng người thất nghiệp tăng nhanh, thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc kỷ lục, giá dầu giảm mạnh, doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản...
"Khủng hoảng lần này diễn ra theo chiều thẳng đứng, cảm giác mọi thứ tự nhiên đóng băng, ngừng hoạt động không kịp trở tay. Và như vậy các nước phải nỗ lực gấp đôi, chi phí, nguồn lực cũng huy động tối đa cho cả 2 mặt trận chống dịch bệnh và chống suy thoái kinh tế mà tác động của nó sẽ phải rất lâu sau mới có thể hồi phục được", bà Hương Nguyễn cho hay.
Cũng theo CEO Tập đoàn BĐS Hạnh Phúc, cần phải có đánh giá mức độ tác động đến các lĩnh vực kinh tế một cách đầy đủ, từ đó có các giải pháp đủ mạnh để vực dậy nguồn lực cho các doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau dịch bệnh. Dòng tiền cho hoạt động và sức tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ là bài toán lớn cần phải giải đối với doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay.
CEO Hương Nguyễn cũng nhận định trong một xã hội ngày càng phát triển thì mối quan hệ lợi ích đan xen lẫn nhau ngày càng chặt chẽ, sâu rộng. Tư duy phát triển kiểu "một mình một chợ" đã không còn phù hợp mà thay vào đó là sự ra đời các liên minh, các hiệp hội, các khu vực kinh tế để cộng hưởng lợi thế thúc đẩy cùng nhau phát triển mạnh mẽ hơn.
Điều này đặc biệt phát huy và có ý nghĩa sống còn khi đại dịch đang hoành hành và đứng trước thảm họa khó có một sức mạnh riêng lẻ nào có thể chống đỡ nổi khi sự bất an và niềm tin của người dân chưa quay trở lại.
Cũng theo bà Hương Nguyễn, một chiến dịch kích cầu tổng lực và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế vào tháng 6 (đợt 1) và tháng 9 (đợt 2 -dự phòng cho kịch bản cuối năm) là hết sức cần thiết và cấp bách. Chiến dịch kích cầu toàn diện cần tập trung nguồn lực tối đa, tạo sự bùng nổ và thu hút sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước với thông điệp mạnh mẽ trong việc quyết tâm hồi phục kinh tế của chính phủ và doanh nghiệp.
Cùng với đó, ưu tiên kích cầu thị trường nội địa trước trong đợt 1 và từng bước mở rộng thị trường ra các nước một cách thận trọng và có chọn lọc trong đợt 2 tùy theo tình hình kiểm soát dịch bệnh của các nơi.
Theo bà Hương Nguyễn, thứ nhất, cần xem xét đánh giá thiệt hại của doanh nghiệp mình và nguồn lực hiện tại có thể duy trì và phát triển. Thứ hai, đánh giá nhu cầu và thị trường mục tiêu, doanh thu kỳ vọng trong chiến dịch kích cầu; có kế hoạch tái cơ cấu, khôi phục nội lực, các nguồn lực cần chuẩn bị và cần huy động phục vụ cho mục tiêu đã đặt ra.
Cùng với đó, cần xây dựng các gói giải pháp, chính sách kích cầu sẽ áp dụng nội tại trong doanh nghiệp và trong mối liên kết ngành; có chiến lược kinh doanh, tiếp thị cần triển khai để đạt được mục tiêu mong muốn.
"Kích cầu thành công sẽ tạo nên sức sống mới cho guồng máy kinh tế vận hành, bài toán dòng tiền được giải quyết và thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sau đại dịch. Đây cũng là giải pháp được chính phủ các nước áp dụng để vượt qua thời kỳ khó khăn do suy thoái kinh tế. Khi đó niềm tin của thị trường sẽ quay trở lại, các hoạt động tái đầu tư vào nền kinh tế sẽ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Quan trọng hơn nữa là chúng ta có thể nắm bắt cơ hội để đón đầu và khẳng định vị thế của Việt Nam trên mặt trận phát triển kinh tế", CEO Hương Nguyễn nhấn mạnh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.