'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Với 10,3 triệu dân, bao gồm cả những người ngoại tỉnh ở lại, Hà Nội đang gặp nhiều thách thức lớn khi hệ thống cung ứng thực phẩm bị đe dọa bởi dịch bệnh. Hiện tại, nhiều chợ bị phong tỏa do có ca F0, nhiều loại thực phẩm đã có dấu hiệu khan hiếm, tăng giá.
Bảo vệ chuỗi cung ứng thực phẩm đang là bài toán quan trọng với Hà Nội lúc này để duy trì giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16.
Chợ đầu mối Long Biên, chợ lớn nhất khu vực Hoàn Kiếm, Ba Đình, của Hà Nội đã phải đóng cửa từ ngày 3/8 do phát hiện một số ca F0. Đây là chợ đầu mối cung ứng phần lớn lượng hoa quả cho Hà Nội. Ngoài ra, chợ còn cung cấp thực phẩm cho các quận như Hoàn Kiếm, Ba Đình, một phần Tây Hồ và Hai Bà Trưng.
Trước đó, chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai) cũng đã đóng cửa. Tương tự 2 chợ đầu mối ở quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm là Phùng Khoang và Minh Khai cùng phải dừng hoạt động vì có ca nghi nhiêm.
Trong nội thành, lác đác cũng đã có chợ truyền thống phải đóng cửa để giảm nguy cơ dịch bệnh. Đó là chợ Đồng Xa (quận Cầu Giấy), chợ Linh Lang (quận Ba Đình).
Ở chuỗi cung ứng hiện đại, nguy cơ thiếu hụt hàng hóa cũng đến sau khi phát hiện chùm ca bệnh liên quan đến Công ty Thanh Nga - một doanh nghiệp cung ứng thịt bò cho nhiều hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội.
Hiện đã có 50 cửa hàng tiện lợi và siêu thị của hệ thống Vinmart và Vinmart+ tạm đóng cửa để phục vụ quá trình rà soát. Đáng chú ý, nhiều siêu thị Vinmart lớn như tại Times City (quận Hai Bà Trưng), Vinmart Royal City (quận Thanh Xuân), Vinmart Liễu Giai (quận Ba Đình), Vinmart An Bình (quận Bắc Từ Liêm)... đã phải đóng cửa, gây nỗi lo đến cung ứng thực phẩm cho nhiều khu vực dân cư.
Không chỉ khiến hệ thống Vinmart khó khăn, chùm ca bệnh tại Công ty Thanh Nga còn khiến một số hệ thống bán lẻ, siêu thị khác như Hapro, Lotte, Homefarm… cũng chịu liên đới từ ổ dịch phức tạp này.
Ông Khổng Minh Tuấn, Giám đốc CDC Hà Nội cho rằng xác suất lây nhiễm ở nơi đông người là rất cao, trong đó có chợ dân sinh, siêu thị là nơi nhiều người lui tới do cung cấp dịch vụ, hàng hóa thiết yếu. Do đó, việc đóng cửa các chợ, siêu thị khi phát hiện F0 là điều mà Hà Nội cương quyết làm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Hà Nội hiện có khoảng 144 chuỗi cung ứng thực phẩm hoạt động. Với hơn 10,3 triệu người dân sinh sống trên địa bàn, mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ khoảng 616 tấn thịt lợn; 200 tấn thịt gia cầm; 4,1 triệu quả trứng.
Bên cạnh đó, mỗi tháng Hà Nội có 166 cơ sở cung cấp rau, củ, quả với sản lượng hơn 35.000 tấn; 71 cơ sở cung cấp thịt gia súc, gia cầm với sản lượng hơn 5.800 tấn; 24 cơ sở cung cấp trứng gia cầm với sản lượng hơn 31,2 triệu quả; 49 cơ sở cung cấp thủy sản với sản lượng hơn 3.100 tấn; 306 cơ sở cung cấp nông sản khác với sản lượng hơn 126.000 tấn.
Hiện tại theo đánh giá, các cơ sở vẫn hoạt động tốt, để cung ứng cho người dân. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng từ cơ sở cung cấp tới tay người tiêu dùng đang gặp ít nhiều khó khăn do một số chợ và siêu thị phải đóng cửa.
Bộ NNPTNT cũng đánh giá Hà Nội tỷ lệ tự cung ứng một số mặt hàng thực phẩm quan trọng của Hà Nội là khá cao. Ví dụ, Hà Nội có thể tự đáp ứng được 94,1% nhu cầu thịt lợn của người dân, 94,2% nhu cầu trứng gia cầm. Trong khi đó, lượng rau củ có thể đáp ứng được 65,1%, tương đương 67.000 tấn.
Tuy vậy, vẫn còn một số sản phẩm mà Hà Nội chưa đáp ứng được nhiều. Ví như tỷ lệ tự cung ứng thịt bò, trâu mới chỉ đạt 19,3%, phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ các tỉnh khác. Lượng thủy sản chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu; thực phẩm chế biến đáp ứng được 19%.
"Khả năng sản xuất và cung ứng mặt hàng thiết yếu của Hà Nội vẫn chưa phục vụ đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là những mặt hàng như gạo, thịt trâu, bò, rau củ quả và thực phẩm chế biến", Bộ NNPTNT đánh giá.
Tuy nhiên, Sở Công Thương Hà Nội cho biết cơ quan này đã đẩy mạnh dự trữ hàng hóa tăng gấp 3 lần bình thường và đủ trong thời gian 3 tháng. Tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng.
Về kênh phân phối, trước việc nhiều siêu thị và chợ đầu mối bị đóng cửa, một số ý kiến cho rằng Hà Nội cần mở một số điểm bán bổ sung để bù đắp. Tuy vậy, khó khăn về mặt bằng mở điểm bán bổ sung đang là thách thức với nhiều doanh nghiệp.
Đại diện Siêu thị AEON cho biết hệ thống này mới mở điểm bán lưu động tại quận Long Biên và Hà Đông. Trong khi đó, để mở điểm bán lưu động ở các quận nội thành như Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm... thì rất khó tìm kiếm được địa điểm đủ rộng rãi, đảm bảo quy tắc chống dịch. Do đó, rất cần sự hỗ trợ của cơ quan chức năng.
Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết cơ quan này xây dựng phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa ở 2 góc độ là nguồn hàng và chuỗi phân phối đến người dân.
Về nguồn hàng, ngoài việc tăng dự trữ thì Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng 1.920 địa điểm dự trữ hàng hóa rải rác khắp thành phố. Sở đã chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường dự trữ 17 mặt hàng thiết yếu từ 30-50%. Sở Công Thương cũng sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của doanh nghiệp phân phối và quận, huyện để vận chuyển hàng đến gần 8.000 điểm bán hàng hóa thiết trên địa bàn.
Về kênh phân phối đến người dân, theo Sở Công Thương, địa bàn thành phố hiện có 7.866 điểm bán hàng thiết yếu bao gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa… Ngoài ra, Hà Nội có thêm 455 chợ phân bổ khắp quận, huyện sẵn sàng phục vụ người dân.
Bà Trần Thị Phương Lan cũng nhấn mạnh nếu cần biện pháp cao hơn nữa, Hà Nội sẽ kích hoạt gần 2.000 điểm bán hàng lưu động (tương đương khoảng 25% số lượng điểm bán hiện có).
Sở khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh bán hàng qua những ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại… để giảm tải cho kênh phân phối truyền thống.
Về phương án thay thế cho chợ đầu mối, Sở Công Thương cho biết đã có phương án chia nhỏ các điểm tập kết, điểm bán hàng để đảm bảo nguồn cung khi dịch diễn biến xấu.
Bộ NNPTNT cũng từng góp ý với Hà Nội, nếu hệ thống đầu mối bị đóng băng, thành phố phải chuẩn bị các điểm tập kết và bố trí hàng trung chuyển ven khu vực nội đô.
Đối với mặt hàng nông sản, Bộ NNPTNT cho rằng Hà Nội cần rà soát lại hoạt động sản xuất nông nghiệp của từng huyện cung ứng lương thực, thực phẩm cho khu vực nội đô. Bên cạnh đó, nếu dịch diễn biến xấu, thành phố cần sẵn sàng sử dụng 113 kho lạnh để dự trữ nguồn cung nông sản tại chỗ.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.