Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã giới thiệu về tư duy, tầm nhìn, không gian phát triển mới, các tiềm năng, thế mạnh, cơ hội, dự án đầu tư vào tỉnh; công bố quyết định phê duyệt và báo cáo các nội dung cơ bản của quy hoạch tỉnh Cà Mau; trao chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trao chủ trương tiếp cận, nghiên cứu, khảo sát dự án trên địa bàn tỉnh… đồng thời lãnh đạo các bộ, ngành trung ương có ý kiến, gợi mở về định hướng phát triển, các giải pháp thúc đẩy hợp tác, tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn; lắng nghe ý kiến từ một số doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tham dự hội nghị với tư cách doanh nghiệp đang có dự án đầu tư tại Cà Mau, đại diện Tập đoàn Bamboo Capital là ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT, đã trình bày tham luận về những tiềm năng, lợi thế và cơ hội, môi trường đầu tư tại tỉnh Cà Mau đối với nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Đánh giá về tiềm năng phát triển của tỉnh Cà Mau, Tập đoàn Bamboo Capital cho rằng cả đất – rừng – biển Cà Mau đều độc đáo, trù phú, có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế biển, năng lượng tái tạo, du lịch và dịch vụ logistics.
Vị trí địa lý của Cà Mau mang tính chiến lược, đây là trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á và nằm trên hành lang phát triển kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng Mekong mở rộng, rất thuận lợi để xây dựng cảng biển phục vụ giao thương hàng hải quốc tế.
Đặc biệt, với ba mặt giáp biển và chiều dài bờ biển trên 254 km, thềm lục địa rộng lớn, điều kiện tốc độ gió biển ven bờ trung bình từ 6,3-7 m/s, tỉnh Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển các dự án điện gió. Tập đoàn Bamboo Capital cho biết đã thực hiện khảo sát, kết quả cho thấy tổng tiềm năng điện gió tại Cà Mau ước tính đạt trên 12.000 MW.
Tiềm năng điện gió tại Cà Mau càng đáng quan tâm hơn khi thời gian gần đây, Việt Nam và Singapore đang có những trao đổi, thỏa thuận về việc phát triển và xuất khẩu điện gió. Cà Mau có các lợi thế phù hợp để xây dựng một dự án điện gió ngoài khơi với công suất 3 GW - 4 GW và xuất khẩu điện trực tiếp sang Singapore qua đường cáp ngầm cao thế dài khoảng 1.000 km dưới biển.
Tỉnh Cà Mau cũng đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Đề án xuất khẩu điện tỉnh Cà Mau. Nội dung dự thảo Đề án xuất khẩu điện tỉnh Cà Mau đã hoàn thiện, UBND tỉnh Cà Mau đã trình Bộ Công Thương thẩm định, mục tiêu xuất khẩu điện từ năng lượng tái tạo đến năm 2031 là 2.000 MW, đến năm 2035 là 3.000 MW, đến năm 2040 là 5.000 MW.
Dù các cơ chế, chính sách cho việc cấp phép, triển khai đầu tư các dự án điện gió xuất khẩu còn đang trong thời gian bàn thảo nhưng với những lợi thế mà tỉnh Cà Mau đang sở hữu, việc xuất khẩu năng lượng tái tạo rất khả thi.
Phát triển năng lượng tái tạo trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Cà Mau sẽ mang lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội và là cú hích giúp tỉnh Cà Mau phát triển thần tốc, tiên phong trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long và trung tâm xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước.
Cà Mau đang có những chính sách thu hút đầu tư hiệu quả và nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tiềm năng và môi trường đầu tư thuận lợi của tỉnh Cà Mau giúp Bamboo Capital tự tin triển khai dự án năng lượng tái tạo lớn nhất của tập đoàn.
Hiện nay, Bamboo Capital cho hay đang thông qua công ty thành viên là BCG Energy triển khai cụm dự án Nhà máy điện gió Khai Long có công suất 300 MW, tổng đầu tư lên đến 18.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 17 trụ điện gió với công suất 100 MW, mức đầu tư dự kiến hơn 6.300 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 và 3, Bamboo Capital cho biết sẽ tiếp tục đầu tư thêm 11.700 tỷ đồng cho 200 MW còn lại. Khi cụm 3 Nhà máy điện gió Khai Long đi vào hoạt động toàn bộ, ước tính đạt sản lượng điện khoảng 760 triệu kWh/năm, giúp giảm phát thải ra môi trường khoảng 500.000 tấn CO2/năm và dự kiến đóng góp vào ngân sách tỉnh Cà Mau 280 tỷ đồng hằng năm.
Vào tháng 12/2022, Chính phủ Việt Nam và các nước trong Nhóm các đối tác quốc tế, bao gồm Liên minh châu Âu, Anh, Đan Mạch, Na Uy, Đức, Ý, Pháp, Mỹ, Canada và Nhật Bản, đã thành lập JETP để hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.
JETP cam kết huy động số tiền ban đầu đạt ít nhất 15,5 tỷ USD trong vòng 3-5 năm tới để giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi. Nhà máy điện gió Khai Long giai đoạn 1 là một trong số ít các dự án năng lượng tái tạo được JETP xem xét hỗ trợ.
Tại hội nghị, ngoài việc cam kết nỗ lực xây dựng và sớm đưa Nhà máy điện gió Khai Long vào hoạt động, Bamboo Capital cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đầu tư thêm các dự án hạ tầng, cảng biển, logistics phù hợp để thông qua đó góp phần cùng tỉnh Cà Mau đạt được những mục tiêu mà quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng đánh giá tỉnh Cà Mau có nhiều điểm tương đồng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhưng cũng có điểm khác biệt mà các tỉnh không có, khi là tỉnh cực Nam của Tổ quốc với 3 mặt giáp biển. Đây là một điểm khác biệt, là thương hiệu của Cà Mau cần khai thác. Tỉnh có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, phát triển điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối trên bờ, gần bờ và ngoài khơi đều rất thuận lợi; phát triển ngành tôm, nuôi trồng và chế biến hải sản; phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển, đảo, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng; phát triển công nghiệp hóa chất, phân bón… Thủ tướng hoan nghênh cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đã vì tình cảm với Cà Mau, với ĐBSCL mà tới đây đầu tư, đề nghị cần thực hiện tốt văn hóa kinh doanh, tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", và thực hiện quyết liệt các cam kết. |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.