Bán quần áo ế ẩm, dân buôn giảm nhập một nửa hàng Trung Quốc

Thế Hưng - 28/06/2019 07:12 (GMT+7)

Mùa hè đang là thời điểm việc kinh doanh quần áo khá chững. Nhiều dân buôn, xưởng sản xuất quần áo còn phải làm cầm chừng để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, điều đáng nói là năm nay, buôn bán và sản xuất giảm còn một nửa so với vụ hè năm ngoái mà chưa rõ lý do.

VNF
Mùa hè nóng nực cũng là một phần nguyên nhân khiến việc quần áo bán không được "chạy" (Ảnh minh hoạ)

Mọi năm, dù mùa nào thì anh Q, tiểu thương kinh doanh tại chợ vải Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) cũng đều tất bật với công việc của mình. Có khi một tháng, anh Q phải sang Trung Quốc 2 lần để nhập hàng rất đều đặn.

Thế nhưng, chẳng hiểu sao, từ khoảng đầu năm nay, công việc đang trở nên khó khăn hơn với anh Q. Lượng nhập quần áo của anh cứ giảm dần từ một phần ba, cho đến một nửa mà vẫn ít khách mua.

Anh Q cho biết: “Mặt hàng tôi bán chủ yếu là áo sơ mi, ngoài ra thì cũng kinh doanh thêm các loại đồ của nam. Nhưng không chỉ áo sơ mi bán chậm, các loại hàng các cũng trong tình trạng như vậy. Các mối buôn vẫn qua lấy hàng, nhưng số lượng cứ giảm dần.”

“Đáng nói là từ đầu năm nay đã như vậy chứ không phải tới hè mới xảy ra tình trạng này. Hơn nữa, không riêng gì tôi, nhiều tiểu thương khác trong chợ cũng gặp phải tình trạng trên”, anh Q cho biết thêm.

Việc quần áo Trung Quốc thời điểm này đang chững theo anh D (một người chuyên đánh hàng thuê) một phần là bởi: “Hiện nay, việc nhập hàng Trung Quốc rất dễ dàng. Khách không cần phải tới các khu chợ như Ninh Hiệp mà vẫn nhập trực tiếp về được. Nếu nhập hàng đẹp và có giá trị thì giá rẻ hơn mà cập nhật mẫu mã nhanh hơn, không bị phụ thuộc vào đầu mối ở chợ.”

“Khách biết tiếng Trung thì lên giao dịch trực tiếp trên các trang thương mại điện tử, còn không biết tiếng thì dùng các phần mềm để tự dịch rồi trao đổi giá cả. Sau đó, họ sẽ thuê các công ty vận chuyển hoặc có thể là cá nhân nhập về giúp”, anh D cho biết.

Cũng theo anh D: “Nếu làm ăn lớn, họ còn có thể sang tận Trung Quốc để mua bán, chọn lựa. Vì vé máy bay 2 chiều sang Trung Quốc cũng chỉ khoảng 4 triệu đồng, cộng thêm một chút chi phí ăn ở. Khi sang đó, nếu có người quen dẫn đi thì tốt, nếu không thì cũng có cả người Việt làm trung gian mua bán ngay tại các khu chợ đó.”

“Lý do này cũng ảnh hưởng nhiều tới việc kinh doanh tại khu chợ vải Ninh Hiệp. Vì ở đây, chủ yếu là họ bán buôn đi cả nước, chứ không bán lẻ”, anh D cho biết thêm.

Chuyên làm các đơn hàng gia công áo sơ mi, anh V.M. (Vũ Xuân Thiều, Hà Nội) cũng đang rơi vào tình trạng ế ẩm. Tình hình kinh doanh của anh Minh chỉ được bằng một nửa so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Chia sẻ với PV, anh Minh cho biết: “Mùa này năm nào hàng cũng ít, nhưng năm nay ít hơn hẳn. Các mối đặt hàng của tôi toàn là các thương hiệu lớn ở Hà Nội mà cũng kêu ‘ế không bán được’.”

“Có 2 lý do chính dẫn đến tình trạng này, thứ nhất là do mùa này may hàng thu đông thì sớm quá, mà hàng hè thì đã làm xong hết, nên không có hàng sản xuất. Thứ 2 là, mẫu mã thu đông trên các web chưa có, nên chưa định hình được xu hướng năm nay sẽ như thế nào nên không ai dám làm”, anh M. chia sẻ thêm.

Để kích cầu tiêu dùng thời điểm này, các cửa hàng thời trang cũng đang chạy chương trình giảm giá khá mạnh, ngang với Black Friday. Thậm chí, các chương trình này còn là giảm giá 50%, đồng giá 150 - 199 nghìn đồng nhiều sản phẩm hot. Những chiếc quần khaki bình thường có giá 600 nghìn đồng, thì nay chỉ còn khoảng 199 nghìn đồng.

Tình trạng ế ẩm này ngay cả người đi buôn, người bán lẻ và người sản xuất cũng chưa tìm được câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà người tiêu dùng có thể mua được hàng với giá rẻ hơn so với các dịp khác trong năm.

Xem thêm >> Dư nợ cho vay của Techcombank: Vì sao phụ thuộc vào các dự án của Vingroup?

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực: Bất động sản dự án tăng giá mạnh?

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực: Bất động sản dự án tăng giá mạnh?

(VNF) - Chuyên gia cho rằng việc xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường sẽ dẫn đến giá đất bồi thường trong giải phóng mặt bằng cho các dự án sẽ tăng cao. Điêug này khiến tổng chi phí đầu tư ban đầu của dự án phát triển tăng, có thể dẫn đến giá bất động sản dự án tăng theo.

Trung Quốc ‘đau đầu’ vì quá tải điện mặt trời

Trung Quốc ‘đau đầu’ vì quá tải điện mặt trời

(VNF) - Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề sản xuất dư thừa trong nước sau tốc độ tăng trưởng chóng mặt của năng lượng mặt trời, một trụ cột chính trong “ba động lực kinh tế mới” của đất nước.

Sun Life: Công ty bảo hiểm 'hiếm hoi'  đi vay nợ, gần 500 tỷ

Sun Life: Công ty bảo hiểm 'hiếm hoi' đi vay nợ, gần 500 tỷ

(VNF) - Đạt doanh thu hơn 17.000 tỷ trong 11 năm có mặt tại Việt Nam, nhưng bảo hiểm nhân thọ Sun Life luôn trong tình trạng thua lỗ triền miên, nhiều năm đóng thuế nhà nước 0 đồng. Đáng chú ý, đây công ty bảo hiểm nhân thọ “hiếm hoi” phải đi vay nợ.

CEO Nvidia Jensen Huang: Tài sản tăng vọt từ 3 tỷ USD lên 90 tỷ USD trong 5 năm

CEO Nvidia Jensen Huang: Tài sản tăng vọt từ 3 tỷ USD lên 90 tỷ USD trong 5 năm

(VNF) - Năm năm trước, CEO Nvidia Jensen Huang sở hữu số cổ phần trị giá khoảng 3 tỷ USD trong công ty sản xuất chip. Sau đợt tăng giá ngày 23/5, cổ phiếu Nvidia lập đỉnh kỷ lục, giúp số cổ phần mà ông nắm giữ hiện ở mức hơn 90 tỷ USD.

Thiếu chuỗi giá trị, Việt Nam không có lợi thế sản xuất ô tô điện

Thiếu chuỗi giá trị, Việt Nam không có lợi thế sản xuất ô tô điện

(VNF) - Theo VCBS, Việt Nam không có lợi thế về sản xuất ô tô do thiếu chuỗi giá trị đầy đủ như Thái Lan và Indonesia, cũng không có nguồn nguyên vật liệu dồi dào phục vụ sản xuất Pin xe điện.

Hòa Phú Invest của đại gia Chu Đức Lượng làm KCN 3.000 tỷ tại Hà Nội

Hòa Phú Invest của đại gia Chu Đức Lượng làm KCN 3.000 tỷ tại Hà Nội

(VNF) - Khu công nghiệp Phụng Hiệp (Hà Nội) có tổng vốn đầu tư 2.938 tỷ đồng, quy mô 174,88ha vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự án do Công ty TNHH Hòa Phú Invest của doanh nhân Chu Đức Lượng làm chủ đầu tư.

Biệt phủ 15ha của 'đại gia chân đất' Bình Dương, lương người chăm vườn 2 tỷ/tháng

Biệt phủ 15ha của 'đại gia chân đất' Bình Dương, lương người chăm vườn 2 tỷ/tháng

(VNF) - Dù sở hữu cơ ngơi hàng trăm tỷ, chủ nhân biệt phủ vẫn khẳng định mình chỉ là một nông dân chăm chỉ, mặc áo phông, đi tông xỏ ngón.

Nam Định: Xây nhà máy điện rác gần 1.500 tỷ đồng

Nam Định: Xây nhà máy điện rác gần 1.500 tỷ đồng

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai tham vấn cộng đồng Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Nhà máy điện rác Greenity Nam Định, với tổng vốn đầu tư 1.490 tỷ đồng.

Loạt công ty 'họ' Sông Đà: Chậm nộp bảo hiểm xã hội, làm ăn thua lỗ

Loạt công ty 'họ' Sông Đà: Chậm nộp bảo hiểm xã hội, làm ăn thua lỗ

(VNF) - Công ty cổ phần Sông Đà 6 và Công ty cổ phân·Sông Đà 4 vừa bị Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội điểm mặt vì chậm bảo hiểm xã hội hàng tỷ đồng. Đáng chú ý, tình hình kinh doanh của Sông Đà 4 và Sông Đà 6 đang rơi vào cảnh thua lỗ.

Quảng Nam: Dự án 2.600 tỷ 6 lần xin cấp đổi sổ đỏ chưa được xử lý

Quảng Nam: Dự án 2.600 tỷ 6 lần xin cấp đổi sổ đỏ chưa được xử lý

(VNF) - Công ty Cổ phần MBLand Tonkin vừa thông tin về các vướng mắc, khó khăn tại dự án Khu du lịch biển cao cấp tại Quảng Nam khiến dự án bị đình trệ.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.