Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
- Luật Doanh nghiệp 2014 đã hạ tỷ lệ biểu quyết tối thiểu từ 75% và 65% xuống 65% và 51%. Đứng trên góc độ quyền lợi của cổ đông thiểu số, ông có đánh giá gì về tỷ lệ này?
Luật sư Trương Thanh Đức: Nhìn nhận một cách công bằng, việc hạ tỷ lệ như vậy là hợp lý. Theo lẽ thông thường, thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm 51% phải có quyền quyết định các vấn đề thông thường của công ty cũng giống như mọi cuộc chơi trên đời, bên nào quá bán thì thắng cuộc.
Tất nhiên, tăng quyền lợi của nhóm này thì sẽ giảm lợi ích của nhóm khác. Việc hạ tỷ lệ biểu quyết có lợi cho cổ đông lớn thì đồng nghĩa với việc tước bớt quyền của cổ đông thiểu số.
Ví như trước kia, nhóm cổ đông sở hữu trên 35% luôn có thể giơ phiếu phủ quyết mọi vấn đề thì nay nhóm cổ đông nắm 49% có khi cũng đành giơ tay chịu hàng nhóm 51%.
Nói cách khác, việc hạ tỷ lệ biểu quyết cùng với thay đổi phương thức bầu cử đã làm tăng nguy cơ vô hiệu hóa vai trò của cổ đông thiểu số.
- Nguy cơ này rõ nhất là trong việc bầu HĐQT?
Trước kia, với việc bắt buộc sử dụng phương thức bầu dồn phiếu, cổ đông đa số chỉ bầu được đa số chứ không được toàn bộ HĐQT. Cổ đông thiểu số, vì thế, có nhiều cơ hội có chân trong HĐQT.
Ví dụ nếu bầu 3 thành viên HĐQT thì nhóm cổ đông thiểu số nắm 49% luôn có khả năng bầu được 1 thành viên, bầu 5 thì được 2, bầu 6 thì được 3. Còn nếu bầu 9 - 11 thành viên HĐQT thì ngay cả cổ đông thiểu số chỉ sở hữu 10% cũng đã có cơ hội bầu được 1 thành viên.
Nhưng với việc không bầu dồn phiếu thì nhóm cổ đông sở hữu 51% trở lên trong những trường hợp kể trên sẽ luôn bầu hết từ 3 đến 11 thành viên, mà nhóm cổ đông thiểu số dù có nắm tới 49% cũng không có cửa lọt vào 1 thành viên HĐQT nào.
Cùng với việc chỉ có nhiệm kỳ thành viên HĐQT, mà không còn nhiệm kỳ HĐQT, thì kể cả bầu theo phương thức dồn phiếu, nhóm cổ đông sở hữu 51% cũng có thể tự mình bầu hết người của mình, nếu như sẽ xé lẻ việc bầu từng người mỗi lần.
Không có chân trong HĐQT có thể nói là tổn thất lớn nhất của cổ đông thiểu số. Vì từ đây, hầu như mọi chuyện của công ty đã nằm ngoài tầm tay của họ.
- Ngay cả có chân trong HĐQT, tiếng nói của cổ đông thiểu số cũng không nghĩa lý?
Luật cho phép HĐQT biểu quyết theo đa số, mà cổ đông lớn thường có nhiều thành viên HĐQT hơn. Ngay cả nếu hai bên ngang nhau về số thành viên thì Chủ tịch HĐQT sẽ quyết định, mà Chủ tịch thì đương nhiên là của nhóm cổ đông lớn.
- Việc vô hiệu hóa cổ đông thiểu số và tập trung quyền vào tay cổ đông lớn rõ ràng sẽ làm tăng rủi ro cho công ty. Trường hợp gần đây nhất là Vinaconex, sau khi sở hữu 57,7% và nắm 5/7 ghế HĐQT, nhóm An Quý Hưng đã lập tức tăng quyền cực lớn cho chủ tịch, tổng giám đốc (được phép quyết chi cả nghìn tỷ đồng mà không cần thông qua HĐQT). Cổ đông thiểu số dù bức xúc nhưng không có cách nào ngăn chặn được.
Đó là hệ quả tất yếu của cuộc chơi quyền lực - nếu như ngay từ đầu cổ đông thiểu số đã chấp nhận thông qua Điều lệ hoặc gia nhập công ty với những tỷ lệ tối thiểu luật định.
Khi đó, cổ đông nhỏ chỉ còn vớt vát được một vài trường hợp hiếm hoi nhờ dựa vào quy định cuối cùng, đó là những giao dịch lớn phải thông qua Đại hội đồng cổ đông như “quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản”.
Đấy là chưa kể đến trước kia Luật bắt phải thông qua 13 vấn đề, trong đó có vấn đề chung là thông qua, sửa đổi, bổ sung Điều lệ cần tỷ lệ 75%, thì hiện nay chỉ còn 5 vấn đề, trong đó không có việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ, với tỷ lệ 65%.
Và đặc biệt hơn nữa là việc hạ tỷ lệ thông qua nghị quyết lấy ý kiến bằng văn bản từ 75% xuống còn 51%. Tận dụng tối đa quy định này, nhóm 51% có thể giành toàn bộ quyền lực, quyết định 100% vấn đề của công ty một cách hợp pháp.
- Với những thực tế ông đã phân tích, liệu cổ đông thiểu số có thể dựa vào đâu để đảm bảo quyền lợi cho mình?
Nếu như thấy rằng không thay đổi được luật chơi biểu quyết của công ty mà vẫn tham gia mua cổ phần thì phải chấp nhận mình là “người thừa” thôi.
Nếu sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, nhóm cổ đông thiểu số tinh ý, bắt tay nhau giữ vững tỷ lệ biểu quyết cao hơn mức tối thiểu 51 – 65% trong Điều lệ thì còn có quyền phủ quyết nhất định. Còn đã để nhóm cổ đông chi phối sửa hạ chuẩn luật chơi thì nay chỉ còn biết trông chờ vào sự thiện chí của nhóm cổ đông lớn.
- Tòa án có thể là một chỗ dựa cho cổ đông thiểu số không?
Cỏ thể khởi kiện trách nhiệm dân sự thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nhưng với ít nhất 3 điều kiện: Thứ nhất sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông. Thứ hai phải sở hữu liên tục trong thời hạn 06 tháng trở lên. Thứ ba, quan trọng nhất là người quản lý phải vi phạm nghĩa vụ gì đó theo luật định.
Nhìn chung là rất khó kiện và cuối cùng nhóm cổ đông đa số vẫn luôn ở thế thượng phong để tự sửa chữa sai lầm, nếu có. Luật đã vô tình trao cho họ bảo bối 51% được quyết định 100%.
- Vì sao Luật lại thiết kế một cơ chế tước đoạt quyền lợi của cổ đông thiểu số như vậy?
Nguyên do của việc bỏ phương thức bầu dồn phiếu vì Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngày ấy đã cho rằng nó không bảo vệ cổ đông nhỏ.
Tuy nhiên, đây là một nhận định sai lầm, đi ngược lại nguyên tắc của phương thức bầu dồn phiếu cũng như thực tế.
Còn việc quy định nhiệm kỳ thành viên thay cho nhiệm kỳ HĐQT, xét riêng thì cũng rất hay, nhưng liên quan đến quyền lợi của cổ đông thiểu số thì lại rất dễ làm hại họ.
- Theo ông nên sửa lại các quy định này như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông thiểu số?
Về đạo lý mà nói, cổ đông thiểu số phải được tôn trọng theo đúng tỷ lệ họ nắm giữ. Ví dụ, cổ đông sở hữu bao nhiêu % cổ phần thì cần phải cho họ có tương đương với tỷ lệ người đại diện trong HĐQT.
Tôi cho rằng điều quan trọng nhất là cần khôi phục lại quy định bắt buộc bầu dồn phiếu, đồng thời và khôi phục lại nhiệm kỳ HĐQT.
Và nếu như thực sự muốn bảo vệ cổ đông thiểu số thì còn phải sửa một số tỷ lệ biểu quyết quá bán nêu trên.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.