Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Washington Post là hãng tin đầu tiên đưa tin về sự ra đi của Jan Koum. Tờ báo này cho biết lý do của việc ra đi là Koum bất đồng với chiến lược kinh doanh của Facebook liên quan tới ứng dụng nhắn tin.
Cụ thể, trong một bài báo trên Washington Post, ông Jan Koum cho biết ông phản đối việc Facebook muốn sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng trong WhatsApp và hạ bớt các tiêu chuẩn mã hóa bảo mật của ứng dụng.
Trong khi đó, khi được hỏi về vấn đề này, Facebook chỉ dẫn ra bài thông báo của Koum trên trang cá nhân. Anh viết: "Tôi sẽ rời Facebook khi mọi người sử dụng WhatsApp theo nhiều cách ngoài khả năng tưởng tượng của mình hơn. Đội ngũ của chúng tôi đang ngày càng lớn mạnh và sẽ tiếp tục làm được những điều đáng kinh ngạc".
Koum cho biết anh sẽ "nghỉ ngơi một thời gian" để chơi ném đĩa và "sưu tập xe Porche hiếm có tính năng làm mát bằng không khí". Đáp lại, CEO Facebook, Mark Zuckerberg cho biết "rất biết ơn" Koum về "mọi thứ anh đã dạy cho tôi, kể cả về mã hóa".
Cách đây gần 4 năm, Facebook đã mua lại WhatsApp với giá gần 22 tỷ USD. Đây là thương vụ lớn nhất lịch sử mạng xã hội này. Ngoài việc điều hành WhatsApp, Koum cũng nằm trong HĐQT Facebook.
Koum rời Facebook và WhatsApp trong chưa đầy hai tháng sau khi một nhà sáng lập WhatsApp khác là Brian Acton nói với mọi người rằng hãy xóa ứng dụng Facebook. Ông Acton đã rời Facebook để thành lập Signal Foundation, hỗ trợ dịch vụ nhắn tin bảo đảm Signal.
Tháng 3 vừa rồi ông Acton đã tham gia chiến dịch #deletefacebook sau bê bối rò rỉ dữ liệu của Công ty Cambridge Analytica.
Cả hai nhà đồng sáng lập WhatsApp đều phản đối việc Facebook muốn thương mại hóa ứng dụng WhatsApp, một nền tảng vốn không có quảng cáo.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.