Gạo giả 'hiên ngang' trên kệ siêu thị: Có đủ mã vạch, tem chống giả, mã QR...
Tiểu Vy -
06/06/2025 12:00 (GMT+7)
(VNF) - Siêu thị và sàn thương mại điện tử là kênh mua sắm đáng tin nay lại trở thành “đất diễn” của gạo giả. Những sản phẩm đội lốt ST25 với mã QR, bao bì giả mạo đang dễ dàng lọt lưới, phơi bày lỗ hổng hậu kiểm và khiến niềm tin thị trường lung lay.
Thông tin từ Công an TP. Hà Nội cho biết, ngày 29/5 vừa qua, cơ quan chức năng đã tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với 4 đối tượng liên quan đến một đường dây chuyên sản xuất và buôn bán gạo giả. Riêng trong vụ án này, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 6 tấn gạo giả, hơn 38.000 bao bì các loại cùng nhiều thiết bị dùng để dập bao giả. Ước tính, các đối tượng đã đưa ra thị trường trái phép khoảng 17,3 tấn gạo giả.
Gạo giả, gạo nhái thương hiệu
Đáng lo ngại, các loại gạo bị làm giả trong đường dây này chủ yếu mang thương hiệu ST25 dòng gạo từng được vinh danh là “ngon nhất thế giới” và là niềm tự hào của ngành nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Không chỉ làm giả bao bì và logo thương hiệu như “Gạo Ông Cua”, nhiều sản phẩm còn bị phát hiện có dấu hiệu tẩy trắng, tạo mùi thơm bằng hóa chất, thậm chí còn phun thêm chất chống mốc nhằm kéo dài thời gian bảo quản.
Thực trạng này không chỉ là hiện tượng cá biệt. Từ tháng 4/2024 đến nay, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở vi phạm tương tự tại các quận, huyện như Hoàng Mai, Hai Bà Trưng và Hoài Đức. Hàng nghìn bao bì, tem chống hàng giả cùng các phương tiện sản xuất đã bị thu giữ.
Gạo thật và gạo giả của thương hiệu ST25 hoàn toàn giống nhau.
Không chỉ riêng Hà Nội, các tỉnh thành khác như TP.HCM, Long An, Đồng Tháp, An Giang cũng ghi nhận tình trạng sử dụng các hóa chất bảo quản không đúng quy chuẩn như hydrogen peroxide, formaldehyde hay deltamethrin trong quá trình bảo quản gạo. Đây là những hóa chất có thể gây hại nghiêm trọng đến gan, hệ thần kinh, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư nếu tồn dư vượt ngưỡng cho phép.
Vấn nạn gạo giả không chỉ xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng hay đe dọa sức khỏe cộng đồng, mà còn kéo theo hệ lụy kinh tế nghiêm trọng. Đặc biệt, nó có nguy cơ phá vỡ chuỗi giá trị của toàn ngành gạo từ sản xuất, chế biến cho đến xuất khẩu khi niềm tin của thị trường bị lung lay.
Gạo Việt Nam, nhất là các dòng gạo thơm cao cấp như ST25, đang có vị thế vững chắc tại nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Tuy nhiên, khi tình trạng gạo giả trà trộn trở nên phổ biến, người tiêu dùng rất khó phân biệt thật giả, từ đó dẫn đến tâm lý hoài nghi về chất lượng sản phẩm. Không chỉ ảnh hưởng đến tiêu thụ nội địa, điều này còn làm suy giảm uy tín của gạo Việt trên trường quốc tế nơi các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc ngày càng khắt khe.
Chia sẻ với báo chí, Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước nhận định, hiện nay, việc làm giả gạo ngày càng tinh vi, từ bao bì, mã vạch đến địa chỉ sản xuất đều có thể bị làm giả một cách trọn vẹn. Điều này khiến người tiêu dùng gần như không thể phân biệt thật giả, và vô tình trở thành “nạn nhân” trong một thị trường đang thiếu vắng sự kiểm soát hiệu quả.
Theo các chuyên gia, để giải quyết triệt để vấn nạn này, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng, doanh nghiệp và các cơ quan hoạch định chính sách. Trước mắt, cần áp dụng chế tài hình sự mạnh mẽ hơn đối với hành vi làm giả thực phẩm, đặc biệt là với các mặt hàng thiết yếu như gạo. Việc khởi tố hình sự như vụ việc tại Hà Nội là bước đi đúng đắn, nhưng chưa đủ sức răn đe nếu không đi kèm với hệ thống hậu kiểm thường xuyên và hiệu quả.
Về lâu dài, ngành gạo Việt cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ blockchain và mã QR trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đồng thời xây dựng cơ chế xác thực thương hiệu chuyên biệt cho các dòng gạo cao cấp. Bên cạnh đó, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức người tiêu dùng giúp họ nhận biết, phân biệt và bảo vệ mình trước hàng giả.
Gạo giả len lỏi vào siêu thị, sàn online
Gạo là mặt hàng tưởng chừng đơn giản, thiết yếu và “khó làm giả” lại đang bị lợi dụng triệt để bởi những đường dây sản xuất và phân phối tinh vi. Không chỉ hiện diện ở các chợ truyền thống hay buôn bán nhỏ lẻ, gạo giả nay đã len lỏi vào siêu thị và lên kệ sàn thương mại điện tử, và thậm chí có mặt trong các combo “gạo sạch nông sản chuẩn xuất khẩu”. Điều này đặt ra câu hỏi nhức nhối: Khi niềm tin bị đánh tráo, người tiêu dùng còn biết dựa vào đâu để lựa chọn đúng?
Trước đây, các vụ làm giả gạo thường gắn với hình ảnh các xưởng sản xuất thủ công, kho tàng nhỏ lẻ tại vùng ven đô. Tuy nhiên, theo ghi nhận của lực lượng chức năng thời gian gần đây, gạo giả đã được “nâng cấp” về quy mô lẫn chiến thuật.
Vụ triệt phá gần 6 tấn gạo giả ST25 tại Hà Nội vừa qua là minh chứng rõ ràng. Không chỉ làm giả bao bì và nhãn hiệu, các đối tượng còn sử dụng hóa chất tẩy trắng, chất tạo mùi và cả chất chống mốc để kéo dài thời gian bảo quản. Gạo sau khi “tân trang” được đưa vào thị trường qua nhiều kênh, từ tiểu thương chợ đầu mối đến các kênh phân phối hiện đại.
Điều đáng lo ngại là không ít người tiêu dùng mua những bao gạo này qua siêu thị và app thương mại điện tử lớn, trong khi tin chắc rằng “gạo đã được kiểm duyệt”.
Tại các siêu thị, sản phẩm thường có nhãn mác bắt mắt, đầy đủ mã vạch, mã QR, logo thương hiệu và thông tin nhà sản xuất. Nhưng chính những yếu tố đó nay lại bị lợi dụng để tạo nên “niềm tin ảo”.
Một số đối tượng sản xuất gạo giả thậm chí in mã QR không dẫn đến bất kỳ trang xác thực nào, hoặc dẫn đến các trang web giả mạo nơi hiển thị các thông tin "tự viết tự duyệt". Tem chống hàng giả cũng dễ dàng mua bán trôi nổi trên mạng. Người tiêu dùng quét mã, thấy “có thông tin” là yên tâm, trong khi thực chất không có hệ thống hậu kiểm nào đảm bảo.
Các sàn thương mại điện tử hiện đang là “vùng trũng quản lý” đối với mặt hàng gạo. Theo khảo sát trên một số sàn lớn, chỉ với từ khóa “gạo ST25”, người mua có thể tìm thấy hàng trăm kết quả, với nhiều mệnh giá khác nhau.
Việc gạo giả xuất hiện ở cả những kênh vốn được xem là “an toàn” đang khiến người tiêu dùng mất phương hướng. Không ít người chuyển sang “tự mua ở quê”, “nhờ người quen gửi”, hoặc hạn chế mua online dẫn đến đứt gãy niềm tin đối với cả hệ thống phân phối bài bản.
Không ít thương hiệu gạo sạch, đặc sản vùng miền như ST24, ST25, Nàng Hoa, Tám thơm… phải chật vật chứng minh nguồn gốc giữa một rừng hàng nhái bán rẻ hơn 30 - 40%.
Ông Nguyễn Thanh Phong, chủ vựa gạo Thanh Phong (Q.10, TP.HCM) chia sẻ: “Một số người mua gạo về thấy thông tin gạo ST25 giả, sợ quá không dám dùng mà mang ra đổi lại loại khác. Tôi cũng giải thích nhưng họ không tin. Vì thế, cần phải nói rõ đó là những trường hợp giả nhãn hiệu chứ không phải gạo ST25 thật. Người ta giả, nhái thương hiệu gạo ST25 của ông Cua vì kiếm lợi nhuận lớn. Gạo ông Cua, giá vốn 37.000 đồng/kg. Họ chỉ cần lấy gạo ST thường trộn vào gạo thật thì một ký đã có thể kiếm lời ít nhất 13.000 - 15.000 đồng/kg”.
Gạo ST25 tại thị trường TP.HCM loạn giá. ẢNH: CHÍ NHÂN
Ông Hồ Quang Cua, người lai tạo giống gạo ST25, đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về tình trạng gạo ST25 bị làm giả tràn lan trên thị trường. Ông cho biết, ngoài việc gạo ST25 bị làm giả, tình trạng mua bán giống lúa ST25 giả còn nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và chất lượng sản phẩm trong dài hạn.
Ông khuyến cáo người tiêu dùng nên chỉ mua gạo ST25 tại các kênh phân phối chính thức, có tem iCheck xác thực, và cảnh giác với các sản phẩm giá rẻ bất thường, bao bì mập mờ nguồn gốc.
Về lâu dài, nếu không có cơ chế kiểm soát và hậu kiểm hiệu quả, chính những doanh nghiệp chân chính sẽ chịu thiệt: gạo thật bán chậm vì không cạnh tranh nổi về giá, còn thương hiệu bị hao mòn do sự nghi ngờ của người tiêu dùng.
(VNF) - Cuộc thi I-INVEST! 2025 đang tiến đến chặng cuối cùng với đêm chung kết mang tên THE FINAL: I-SHINE!, diễn ra vào ngày 14/6/2025 tại Nhà hát Quân đội - 130 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
(VNF) - Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Sinh thái VinBus chính thức khai trương và đưa vào vận hành tuyến buýt điện số 43, kết nối 30 điểm từ trung tâm thành phố tới khu vực Đông Anh và ngược lại. Đây là tuyến buýt điện thứ 17 do VinBus triển khai, mang đến lựa chọn di chuyển an toàn, văn minh và thân thiện với môi trường cho người dân Thủ đô.
(VNF) - Chợ Đồng Xuân - nơi giao thương tấp nập của hàng nghìn tiểu thương và hàng vạn lượt khách mỗi ngày. Tuy nhiên, những ngày gần đây xuất hiện tình trạng trái ngược, có ngày cả khu chợ im ắng, các sạp hàng đóng cửa im lìm, có ngày lại đông đúc, nhộn nhịp.
(VNF) - Trước làn sóng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên sàn thương mại điện tử, các cơ quan chức năng đã đồng loạt mở “chiến dịch thanh lọc” quy mô lớn kể từ tháng 5/2025. Từ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng cho đến thuốc tân dược – những lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến sức khỏe cộng đồng – đều đang bị đưa vào tầm ngắm với hàng loạt biện pháp mạnh tay.
(VNF) - Chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và 35 năm thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), cùng rất nhiều ngày lễ trọng đại của đất nước; công đoàn PV GAS đã tổ chức cuộc thi ảnh “Nét đẹp người lao động PV GAS” nhằm tôn vinh vẻ đẹp và những đóng góp của người lao động trong lao động sản xuất, văn hóa, văn nghệ, thể thao và các hoạt động xã hội khác.
(VNF) - Ngày 4/6/2025, Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức lễ ra mắt và xuất bán thành công lô sản phẩm thương mại đầu tiên Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF - Sustainable Aviation Fuel).
(VNF) - Bị đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Mazda CX-5 bỏ xa về doanh số, Ford Territory tiếp tục được hãng ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, tương đương mức giảm tiền mặt từ 75,9 đến 88,9 triệu đồng.
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu làm rõ việc cán bộ thú y đóng dấu kiểm dịch sai quy định lên thân thịt heo bệnh của Công ty C.P. Việt Nam, để xử lý trách nhiệm theo quy định.
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức đề nghị Bộ Công an vào cuộc, làm rõ tố cáo trên mạng xã hội về việc Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh.
(VNF) - Năm 2019, Yadea đầu tư vào Việt Nam, doanh nghiệp này hiện đang phân phối, mở bán các mẫu xe máy điện và xe đạp điện có nguồn gốc đến từ Trung Quốc. Kết thúc năm 2024, Yadea Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt gần 1.600 tỷ đồng, lãi sau thuế gần 54 tỷ đồng.
(VNF) - Hội chợ F&B hàng đầu châu Á, Thaifex Anuga Asia 2025 diễn ra từ ngày 27/5 đến ngày 31/5, quy tụ hơn 90.000 khách tham quan và hơn 3.000 doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Việt Nam có 170 doanh nghiệp tham gia, trong đó nổi bật là Vinamilk, thương hiệu thực phẩm Việt được định giá cao nhất Đông Nam Á, đã gần 20 năm tham dự hội chợ quốc tế này.
(VNF) - Thị trường thực phẩm chức năng bùng nổ với tốc độ chóng mặt, nhưng trong khi quảng cáo ngày càng mạnh tay, cơ chế kiểm soát chất lượng lại chưa theo kịp. Hậu kiểm lỏng lẻo, hàng giả lẫn lộn, niềm tin người tiêu dùng đứng trước nguy cơ bị bào mòn.
(VNF) - Giá vàng miếng SJC bất ngờ bật tăng trở lại sau một phiên lao dốc. Hiện giá vàng miếng được SJC và các nhà vàng niêm yết ở mức 116 - 118 triệu đồng/lượng.
(VNF) - Sau khi C.P. Việt Nam lên tiếng phủ nhận cáo buộc đưa thịt heo bệnh ra thị trường, ông Liễu Quý Ngân - người tố cáo tiếp tục khẳng định những thông tin ông chia sẻ là đúng sự thật. Ông cho biết đã nhiều lần gửi phản ánh nội bộ nhưng không nhận được hồi đáp, buộc phải công khai vụ việc.
(VNF) - Tối 2/6, Hãng hàng không quốc tế Emirates đã chính thức khai trương đường bay kết nối Dubai – Đà Nẵng, với tần suất khai thác 4 chuyến mỗi tuần, đánh dấu sự hiện diện trực tiếp của hãng tại thành phố biển miền Trung.
(VNF) - Sở hữu khoang chở hàng lên tới 2.600 lít trong một kích thước xe nhỏ gọn, dễ luồn lách, chạy điện phù hợp với xu hướng và đặc biệt tiết kiệm chi phí so với xe xăng cùng hạng, VinFast EC Van được dự đoán trở thành mẫu xe dẫn dắt phân khúc xe chở hàng cỡ nhỏ đô thị.
(VNF) - Theo đánh giá thị trường thịt heo là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng nhưng lợi nhuận của ngành này đang dồn về các ông lớn như CP, BAF, Dabaco, Masan MEATLife… Trong khi đó, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang ngày càng lép vế.
(VNF) - Liên quan đến đơn tố cáo của một cựu nhân viên về việc thịt heo, gà bệnh được đưa vào tiêu thụ tại một cửa hàng của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, nhiều tỉnh thành khu vực ĐBSCL đã đồng loạt vào cuộc kiểm tra chuỗi cửa hàng và lò mổ liên quan doanh nghiệp này.
(VNF) - Sau vụ việc liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của cửa hàng thuộc công ty C.P Việt Nam, làn sóng cảnh giác từ người tiêu dùng nhanh chóng lan rộng. Không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của C.P Việt Nam, vụ việc còn khiến nhiều tiểu thương phân phối sản phẩm C.P rơi vào cảnh ế ẩm vì niềm tin thị trường sụt giảm.
(VNF) - Thực tế, nghi vấn về những "tay to" thao túng thị trường vàng đã tồn tại từ nhiều năm qua khi chênh lệch giữa mua vào - bán ra lớn và giá vàng trong nước có "độ vênh" cao so với giá vàng thế giới.
(VNF) - Cuộc thi I-INVEST! 2025 đang tiến đến chặng cuối cùng với đêm chung kết mang tên THE FINAL: I-SHINE!, diễn ra vào ngày 14/6/2025 tại Nhà hát Quân đội - 130 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
(VNF) - Sau thời gian tạm dừng để điều chỉnh thiết kế và công năng, 2 tòa tháp CT1 và CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã chính thức tái khởi động. Diện mạo mới với chức năng căn hộ chung cư thay cho condotel kỳ vọng sẽ đưa dự án trở thành điểm nhấn mới trên trục ven biển Đà Nẵng.