'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Như VietnamFinance đã thông tin, xung quanh việc dừng xuất khẩu gạo, các cơ quan Chính phủ đã có những động thái trái ngược nhau trong một thời gian rất ngắn. Cụ thể, ngay sau khi Tổng cục Hải quan có lệnh dừng xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đã lập tức có văn bản đề nghị Thủ tướng cho tiếp tục xuất khẩu mặt hàng này.
Điều đáng nói là việc Tổng cục Hải quan “lệnh” dừng xuất khẩu gạo xuất phát từ đề xuất trước đó Bộ Công Thương khi bộ này đề xuất Chính phủ tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo hoặc có thể xem xét cấp giấy phép xuất khẩu gạo.
Trả lời về việc “tiền hậu bất nhất” nói trên, đại diện Bộ Công Thương, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, cho biết trong những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Nhu cầu đối với một số mặt hàng thiết yếu, trong đó có lúa gạo, tăng rất nhanh. Thị trường bắt đầu xuất hiện dấu hiệu tăng dự trữ lương thực để bảo đảm nhu cầu đời sống cho người dân.
Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo tăng rất mạnh, 2 tháng đầu năm đạt 930 ngàn tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Giá cả trong nước cũng đã có biến động theo chiều hướng chung của giá cả trên thế giới, tăng từ 20% - 25% tuỳ theo từng chủng loại lúa gạo.
“Trước tình hình đó, nếu như việc xuất khẩu gạo vẫn diễn tiến như hai tháng đầu năm thì tháng 3 này có thể đối diện rủi ro thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước. Chính vì vậy, chúng tôi có đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cân nhắc một số phương án, trong đó có phương án tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo; hoặc cũng có thể xem xét cấp giấy phép xuất khẩu gạo", ông Khánh nói.
Tuy nhiên, ông Khánh cho biết sau khi có chỉ đạo của Tổng cục Hải quan (về việc dừng xuất khẩu gạo), Bộ Công Thương đã nhận được ý kiến của một số doanh nghiệp và địa phương.
“Có thể có độ vênh nhất định giữa số liệu mà Bộ Công Thương có được và số liệu mà các doanh nghiệp và địa phương nắm được, đặc biệt là sản lượng vụ Đông Xuân tại Đồng bằng sông Cửu Long.
“Cần phải nói thêm rằng, trước đây, chúng tôi nắm rất chắc lượng gạo còn tồn trong dân cũng như trong các doanh nghiệp, đặc biệt là dự trữ 5% các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có nghĩa vụ thực hiện. Bên cạnh đó, do có cơ chế rõ ràng nên chúng ta nắm rất chắc thông tin về lượng gạo xuất, lượng ký hợp đồng và lượng tồn kho thông qua Hiệp hội lương thực Việt Nam.
“Tuy nhiên, từ khi thực hiện điều hành xuất khẩu gạo theo Nghị định 107, chúng tôi không còn những số liệu này nữa, các doanh nghiệp không đăng ký hợp đồng, không phải thông báo về số lượng đã ký hợp đồng, cũng như số lượng gạo xuất khẩu và tồn kho. Chính vì vậy đã xuất hiện độ vênh về số liệu.
“Vì có độ vênh về số liệu này, Bộ Công Thương đã báo cáo lại với Thủ tướng Chính phủ cho phép kiểm tra lại lần nữa lượng tồn kho trong dân, lượng tồn kho trong các doanh nghiệp, sau khi báo cáo lại thì Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét quyết định”, ông Khánh giải thích.
Nói thêm về sự vênh của số liệu giữa Bộ Công Thương và các địa phương, ông Khánh thông tin rằng một số doanh nghiệp cho biết việc xuất khẩu gạo trong tháng 3 đã chững lại, không lớn như Bộ Công Thương dự kiến.
Bên cạnh đó, một số tỉnh, một số doanh nghiệp cũng cho rằng lượng tồn kho ở trong dân cũng như lượng dự trữ còn lại trong các doanh nghiệp có thể lớn hơn số liệu của các bộ ngành nắm được.
Được biết, Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa có quyết định về đề xuất tiếp tục cho xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương. Bộ này cho biết khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ cùng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính và cơ quan liên quan khẩn trương làm việc với các tỉnh, thành sản xuất, xuất khẩu gạo trọng điểm và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh, dự kiến vào ngày 26 tháng 3 năm 2020. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.