'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Một trong những biểu hiện điển hình của căn bệnh "nghiện quản lý" tại Việt Nam là các cơ quan soạn thảo pháp luật luôn viện dẫn lý do "đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước" hoặc "tăng cường quản lý nhà nước" để giải thích cho mục tiêu ban hành một đạo luật hay một quy định. Đây là "một sự nhầm lẫn rất lớn!"
Theo ông Tuấn, quản lý nhà nước không phải là mục tiêu mà là cách thức, công cụ. Mục tiêu của pháp luật và chính sách là những gì người dân và doanh nghiệp được hưởng như được sống trong môi trường trong lành, giảm nguy cơ mất an toàn, hay tiết kiệm thời gian, chi phí, bảo vệ sản xuất trong nước… Để đạt được mục tiêu đó, có rất nhiều cách thức như điều chỉnh thuế phí, tăng sự giám sát của xã hội, tuyên truyền giáo dục, đào tạo.
"Các giải pháp quản lý từ phía nhà nước (như cấp phép, thanh tra, kiểm tra…) chỉ là một trong số các giải pháp. Với đầu bài giải quyết các vấn đề của xã hội, của đất nước mà đặt ra các giải pháp quản lý không rõ ràng về mục tiêu thì nguy cơ tạo ra thiệt hại, gây ra hệ luỵ lớn cho xã hội rất cao", ông Tuấn bình luận.
Ông Tuấn cũng cho rằng quản lý nhà nước không hề rẻ, thậm chí rất đắt đỏ. Việc nhà nước can thiệp vào thị trường, can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý của mình như cấp phép, đặt ra điều kiện… luôn làm phát sinh các phí tổn.
Có thể phân chia làm hai loại phí tổn: phí tổn trực tiếp và phí tổn gián tiếp. Phí tổn trực tiếp bao gồm chi phí trực tiếp đối với bộ máy nhà nước, chi phí tuân thủ quy định của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Phí tổn gián tiếp là toàn bộ các chi phí gián tiếp mà nền kinh tế và hoạt động đầu tư phải gánh chịu.
Theo ông Tuấn, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, việc quá chú trọng vấn đề quản lý nhà nước sẽ đưa đến hệ quả là các định chế công hoạt động không hiệu quả và tình trạng tham nhũng phổ biến hơn. Trong khi đó, các mục tiêu tốt đẹp về lợi ích công lại không đạt được như kỳ vọng.
Một báo cáo nghiên cứu công phu tổng kết bài học từ nhiều quốc gia trên thế giới của Ngân hàng Thế giới, Đại học Oxford năm 2004 cho biết những quốc gia đặt ra nhiều quy định quản lý nhà nước nhất lại là những quốc gia nghèo nhất và có mức độ tuân thủ các quy định kém nhất.
Chẳng hạn như Việt Nam, trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng, nhà nước đã ban hành gần như đầy đủ các quy định từ luật đến các văn bản hướng dẫn, tham gia hầu hết các hiệp định, hiệp ước quốc tế về phòng chống tham nhũng nhưng tình hình tham nhũng không giảm, thậm chí đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn.
Bên cạnh hệ lụy như trên, việc lạm dụng các quy định quản lý còn gây ra những ảnh hưởng ngược chiều đối với những đối tượng mà nó nhằm bảo vệ.
Cụ thể, với doanh nghiệp, khi phải đối mặt với gánh nặng quá lớn về quy định thủ tục hành chính, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn chuyển sang hoạt động trong nền kinh tế ngầm (nền kinh tế phi chính thức).
Còn với người lao động, "các quy định pháp luật về lao động quá phi lý, bảo vệ người lao động quá cao thì kết quả sẽ là họ không được hưởng quyền lợi. Đáng ra họ được ký hợp đồng chính thức dài hạn và đóng bảo hiểm xã hội thì buộc phải ký hợp đồng ngắn hạn, tạm thời hay mùa vụ", ông Tuấn phân tích.
Dẫn nghiên cứu của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) và World Bank từ năm 2003, ông Tuấn cho biết chính sự kiểm soát quá mức, quá tập trung tại Việt Nam đã khuyến khích hoạt động không chính thức, thúc đẩy "tính ngầm" của nền kinh tế.
Nền kinh tế ngầm sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Nó hạn chế cơ hội và quy mô kinh doanh do mối quan hệ góp vốn chủ yếu dựa trên quan hệ gia đình, họ hàng, thân quen, không thể phát triển đến quy mô lớn để tận dụng được lợi thế quy mô. Nó cũng tạo ra dư địa lớn cho công chức nhà nước sách nhiễu, đòi hối lộ và lạm dụng quyền lực phục vụ ý đồ, lợi ích cá nhân.
Chắc chắn về lâu dài nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, không đáng tin cậy, bất lợi cho người kinh doanh trung thực, bất lợi cho khu vực chính quy. Đồng thời tạo nên những yếu tố bất ổn, không lường hết rủi ro khi quyết định đầu tư và không khuyến khích và thúc đẩy tinh thần sáng tạo, không khuyến khích đầu tư dài hạn, đầu tư quy mô lớn, đầu tư phát triển nguồn nhân lực…
Kinh doanh ngầm với quy mô lớn và phổ biến làm cho các doanh nhân không dám lên tiếng phản đối, tố cáo công chức nhà nước vi phạm luật pháp; không dám phê bình, phản đối chính sách bất hợp lý, lối làm việc thiếu trách nhiệm, thậm chí phi pháp của công chức nhà nước. Điều đó sẽ góp phần dung túng, nuôi dưỡng ý thức "nhờn" luật pháp, coi thường kỷ cương phép nước từ cả hai phía cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.
Kinh tế ngầm sẽ không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để hoạch định các chính sách vĩ mô hợp lý; hiệu lực của các chính sách, hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu lực luật pháp cũng hết sức hạn chế, thậm chí bị chệnh hướng, vô hiệu hóa.
Ngoài ra, kinh tế ngầm sẽ làm cho doanh nghiệp và sản phẩm giảm năng lực cạnh tranh cả ở tầm quốc gia, khó có thể hội nhập được với các hoạt động thương mại quốc tế để tận dụng hết được các cơ hội có được nhờ hội nhập.
"Một nền kinh tế như vậy có nguy cơ đẩy nước ta càng tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước khác, kể cả các nước trong khu vực", ông Tuấn cho hay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.