Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cụ thể, trong công hàm số 20/026, Australia nhấn mạnh nước này nhận thấy "không có cơ sở pháp lý" cho các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm cả những yêu sách liên quan tới các công trình đảo nhân tạo trên các bãi cạn nhỏ hoặc bãi đá ngầm.
"Chính phủ Australia bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982, đặc biệt là, các tuyên bố trên biển không tuân thủ theo các luật lệ (của UNCLOS) về đường cơ sở, các vùng biển và phân loại các thực thể biển", công hàm nêu rõ.
Ngoài ra, trong công hàm, Australia phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với “quyền lịch sử” hoặc “quyền và lợi ích biển” được xác định dựa trên “thực tiễn lịch sử lâu đời” ở Biển Đông. Australia khẳng định, phán quyết của Toà Trọng tài về Biển Đông năm 2016 đã kết luận những yêu sách này không phù hợp với UNCLOS 1982, và do đó không có giá trị pháp lý.
Đáng chú ý, công hàm của Chính phủ Australia cũng khẳng định không chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc trong Công hàm gửi Liên hợp quốc ngày 17/4, nói rằng "các yêu sách chủ quyền của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được cộng đồng quốc tế công nhận”.
Ngay sau động thái này của Australia, Trung Quốc đã ra thông điệp cáo buộc Canberra “liều lĩnh thực hiện các hành vi khiêu khích mù quáng nối gót Mỹ”.
Bắc Kinh cảnh báo tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt nhằm vào thịt bò và rượu vang Australia đồng thời cân nhắc trừng phạt thêm các sản phẩm nông sản khác, thậm chí đe dọa sự đổ vỡ trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước là không thể cứu vãn.
Tuyên bố được Australia đưa ra 10 ngày sau khi Mỹ ra tuyên bố bác bỏ hầu hết các yêu sách Biển Đông của Trung Quốc.
Động thái này của Australia được dự đoán sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ hai nước đã xấu đi từ đầu năm sau khi Canberra kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra cách Bắc Kinh ứng phó với đại dịch Covid-19 cũng như ủng hộ chính sách cứng rắn của Washington với Bắc Kinh.
Hồi đầu tháng 5, 4 nhà sản xuất thịt bò lớn của Australia gồm Kilcoy Pastoral, JBS's Beef City, Dinmore Plants và Northern Cooperative Meat đã bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc do các vấn đề liên quan đến nhãn mác và kiểm dịch.
Tiếp đó, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 18/5 thông báo áp thuế 80,5% với lúa mạch Australia từ ngày 19/5.
Mức thuế 80,5% sẽ có thời hạn lên tới 5 năm, gồm thuế chống bán phá giá 73,6% và thuế chống trợ cấp 6,9%.
Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng lên tiếng cảnh báo các sinh viên nên "tiến hành đánh giá cẩn thận về những rủi ro, đồng thời thận trọng về việc lựa chọn đến Australia, hoặc quay trở lại Australia để học tập". Lý do Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra là nhiều vụ phân biệt chủng tộc nhắm vào người gốc Á tại quốc gia này liên quan đến Covid-19.
Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc thì khuyến cáo công dân tránh đến Australia do tình trạng bạo lực và phân biệt chủng tộc gia tăng, "nhằm vào người Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung", bắt nguồn từ đại dịch Covid-19.
Phản ứng trước loạt động thái cứng rắn từ phía Trung Quốc, Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 11/6 khẳng định nước này sẽ không bị đe dọa hay chèn ép bất chấp việc có thể bị Trung Quốc tăng cường những động thái mà Australia cho là “cưỡng ép” trong thương mại.
Mới đây, Thủ tướng Morrison ngày 9/7 thông báo nước này sẽ đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, nhằm phản ứng lại việc Trung Quốc mới đây đã chính thức áp dụng luật an ninh quốc gia với đặc khu này.
Xem thêm >> Trung Quốc: Nhiều cụm dịch bùng phát, số ca nhiễm Covid-19 mới tăng đột biến
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.