Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Chiều nay (2/2), tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2018, báo giới đã đặt câu hỏi cho lãnh đạo Bộ Công Thương về dự án mỏ Kali-Lào.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải (đại diện Bộ) cho biết dự án mỏ Kali- Lào do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm chủ đầu tư. Đây là dự án được thành lập theo thỏa thuận của hai Bộ Chính trị hai nước Việt Nam và CHDCND Lào. Hiện nay, dự án chưa đưa vào hoạt động, mới ở bước chuẩn bị đầu tư.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam xét thấy nếu tiếp tục triển khai để đưa vào hoạt động thì hiệu quả của dự án sẽ không bảo đảo, thậm chí kể cả đời dự án sẽ tiếp tục lỗ.
Nguyên nhân chính là giá thành đầu ra của muối mỏ kali Lào không được như mong đợi.
"Khi làm dự án tiền khả thi, theo dự toán, lúc đó là 500 USD/tấn, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay giá thành hạ xuống chưa được 300 USD/tấn, thậm chí cũng có lúc xuống 250 USD/tấn", ông Hải nói.
Theo ông Hải, quan điểm hiện nay của Đảng, Nhà nước, Chính phủ là tất cả các dự án, đặc biệt là dự án kinh tế phải bảo đảm hiệu quả. Vậy nên Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ đã họp rất nhiều lần, cùng các bộ ngành có liên quan đề xuất báo cáo Bộ Chính trị về đề án này.
"Hiện nay chúng tôi đang chờ ý kiến chính thức của Bộ Chính trị. Bộ Chính trị cũng đã họp và hiện nay chúng tôi đang chờ quyết định chính thức của Bộ Chính trị và sẽ thực hiện đúng theo chỉ đạo cũng như quy định của Bộ Chính trị và các quy định hiện hành.
"Và điều hết sức quan trọng là cố gắng bảo đảm mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và CHDCND Lào. Đây là mối quan hệ hết sức tốt đẹp, truyền thống và rất đặc biệt", ông Hải cho hay.
Dự án khai thác muối mỏ Kali tại Lào do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 522 triệu USD. Trong đó, vốn tự có của Vinachem là 105 triệu USD. Các ngân hàng tham gia tài trợ thu xếp vốn bao gồm: VDB 113 triệu USD (đã ký hợp đồng tín dụng); BIDV 161 triệu USD; VietinBank 143 triệu USD.
Dự án này có phạm vi khai thác 10 km2, dự kiến xây dựng trong 5 năm và tiến hành khai thác vào năm 2020 với công suất khai thác 320.000 tấn một năm.
Tuy nhiên sau hơn 2 năm khởi công, dự án đã tạm dừng từ năm 2017. Báo cáo của Vinachem về dự án cho biết lý do "tạm dừng để xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc triển khai".
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.