Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Quyết định bãi bỏ trên được đưa ra vào ngày 12/10, thay vào đó, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 23/2016/TT-BCT, bắt đầu có hiệu lực từ 26/11/2016.
Thông tư 37, ban hành ngày 30/10/2015, là văn bản quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
Những sản phẩm dệt may không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này gồm: sợi, vải mộc chưa qua xử lý hoàn tất; hàng miễn trừ ngoại giao, hàng trong túi lãnh sự, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg ngày 4/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối tượng áp dụng của Thông tư 37 là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam; tổ chức Bộ Công Thương chỉ định và ủy quyền tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.
Cũng theo Thông tư 37, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước đối với sản phẩm dệt may sản xuất trong nước, việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trình tự, thủ tục kiểm tra được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 48/2011/TT-BCT.
Việc thực hiệm kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may nhập khẩu được thực hiện với các hình thức: kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra xác suất.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc kiểm tra formaldehyte và amin thơm trên các sản phẩm dệt may đã thực hiện từ 2009 căn cứ theo các Thông tư 32/2009/TT-BCT và Thông tư 37 của Bộ Công Thương. Việc kiểm tra này ảnh hưởng lớn đến hai ngành sản xuất, xuất khẩu lớn của Việt Nam, với hàng nghìn doanh nghiệp, hàng triệu lao động là dệt may và da giày.
Riêng với Thông tư 37, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá là chưa đáp ứng đúng yêu cầu của Nghị quyết 19/2016, chưa giải quyết được vấn đề, gây bức xúc cho doanh nghiệp.
Nhóm nghiên cứu GIG và CIEM hồi tháng 7 cũng đã công bố nghiên cứu và khẳng định Thông tư 37 là trái luật và đề nghị Bộ Công Thương sớm bãi bỏ Thông tư này.
Trước đó, các doanh nghiệp đã nhiều lần ca thán về Thông tư 37 của Bộ Công Thương với lý do kiểm tra quá nhiều, gây tốn kém rất nhiều về thời gian và chí phí cho doanh nghiệp nhưng lại không có nhiều hiệu quả.
Thực tiễn 7 năm áp dụng kiểm tra formaldehyt cho thấy chỉ có một tỷ lệ nhỏ không đáng kể lô hàng không đạt hàm lượng quy định và chưa phát hiện bất cứ trường hợp nào bị ảnh hưởng về sức khoẻ do hàm lượng formaldehyt cao quá mức quy định.
Tuy nhiên 7 năm qua, doanh nghiệp phải trả hàng trăm tỉ đồng chi phí cho việc kiểm tra formaldehyt, thời gian thông quan hàng hoá bị kéo dài. Chi phí giám định formaldehyt cho một lô hàng nhập khẩu để sản xuất là hơn 2 triệu đồng/1 mẫu vải. Mỗi lô hàng thực hiện kiểm tra mất từ 3 – 7 ngày, mỗi năm có nhiều nghìn lô hàng, gây lãng phí nhiều nghìn ngày công của cả doanh nghiệp và của cơ quan kiểm định.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.