Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo CIEM, hiện có xu hướng các văn bản pháp luật thể hiện sự chia phần quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước, gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp.
Ví dụ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (nghị định 44/2016), trước đây các doanh nghiệp chỉ xin cấp phép tại đầu mối duy nhất là Bộ Lao động, thương binh và xã hội, nhưng bây giờ, các doanh nghiệp phải xin ở 9 bộ với cùng một nội dung công việc.
Trong nhiều trường hợp, các quy chuẩn, quy trình, biểu mẫu… về kiểm định an toàn lao động giống nhau nhưng các bộ không thừa nhận kết quả của nhau, vẫn yêu cầu doanh nghiệp tham gia đào tạo lại để được cấp chứng chỉ. Chi phí đào tạo doanh nghiệp phải trả chính thức là khoảng 10 triệu đồng/người.
“Chi phí không chính thức còn nhiều hơn thế và không bộ nào muốn bỏ chi phí này”, đại diện CIEM cho biết thêm.
Một ví dụ khác là các bộ sự chia phần quản lý đối với các thiết bị nâng áp dụng cùng quy chuẩn, tiêu chuẩn (TCVN 4244:2005 và QCVN 7:2012). Cụ thể, Bộ Xây dựng quản cần trục tháp, Bộ Lao động, thương binh và xã hội quản các cần trục còn lại, Bộ Giao thông quản các phương tiện này khi chúng được dùng ở sân bay, cảng thủy, cơ sở đóng mới – sửa chữa tàu thủy…
Hay trong quản lý nồi hơi, cùng là chiếc nồi hơi có TCVN 7704:2007 và QCVN 01-2008/BLĐTBXH, Bộ Lao động, thương binh và xã hội quản lý nồi hơi có áp suất không quá 16 bar còn Bộ Công Thương quản lý nồi hơi có áp suất lớn hơn 16 bar.
Máy điều hòa nhiệt độ có công suất nhỏ hơn 90.000 BTU thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (QĐ 3492 ngày 8/12/2017) nhưng điều hòa có công suất lớn hơn 90.000 BTU lại thuộc quản lý của Bộ Lao động, thương binh và xã hội (Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH)
“Mà cái này là Bộ Lao động, thương binh và xã hội mới đưa vào chứ trước đây không có, vì thấy ông Khoa học và Công nghệ quản cái dưới 90.000 BTU thì mình quản lý cái trên 90.000 BTU”, đại diện CIEM bình phẩm.
Về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, CIEM đánh giá quá trình chậm cải cách, thậm chí có những văn bản đi ngược với chỉ đạo của Chính phủ hoặc thể hiện cải cách hình thức, thiếu thực chất.
Ví dụ, trước đây, Bộ Lao động, thương binh và xã hội thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên sau khi Chính phủ yêu cầu các bộ rà soát, sửa đổi các quy định nhằm cắt giảm 50% danh mục mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành và quản lý danh mục các mặt hàng theo mã HS thì Bộ Lao động thương binh và xã hội dường như “khai thác” cơ hội này để ban hành quy định về danh mục hàng hóa nhóm 2 của Bộ với việc bổ sung danh mục nhiều hàng hóa (Thông tư 22/2018). Điều này là phản cải cách và đi ngược với chỉ đạo của Thủ tướng.
Trường hợp của Bộ Công Thương cũng không kém. Ngày 29/3/2019, Bộ Công Thương ban hành quyết định số 765/QĐ-BCT về việc công bố danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Trong quyết định này, hàng trăm mặt hàng sắt thép và sản phẩm dệt may đã được liệt kê vào danh mục. Tuy vậy, nội dung trong quyết định này chỉ là không kiểm tra trong giai đoạn thông quan còn vẫn kiểm tra sau thông quan.
CIEM đặt câu hỏi: “Có hay không bệnh thành tích? Số liệu báo cáo sẽ là hàng trăm mặt hàng kiểm tra chuyên ngành được cắt bỏ”.
Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ, trước đây bộ này yêu cầu kiểm tra chất lượng đối với dây diện bọc nhựa PVC có điện áp định danh đến và bằng 450/750V (QCVN 4:2009) nhưng hiện nay Bộ đã chuyển yêu cầu thành dây và cáp điện, tức là mở rộng phạm vi mặt hàng kiểm tra lên rất nhiều lần.
Theo CIEM, chi phí không chính thức còn phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực, cùng một quy định chính sách nhưng cách thực thi khác nhau, có tình trạng tùy tiện trong áp dụng pháp luật và phần thua luôn thuộc về doanh nghiệp.
Ví dụ nghị định 15/2018, điểm 5, điều 13 nêu rõ các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó bao gồm “sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân”.
Tuy nhiên các lô hàng phi mậu dịch, hàng mẫu, đặc biệt là qua Chi cục hải quan CPN luôn bị yêu cầu kiểm tra an toàn thực phẩm hoặc xác nhận miễn kiểm từ cơ quan quản lý chuyên ngành, trong khi ở các cửa khẩu khác như sân bay hoặc cảng biển không bị như vậy.
Một ví dụ khác là tất cả doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều phải chi trả chi phí không chính thức với mức cao cho các tổ chức kiểm định. Các tổ chức này thường yêu cầu doanh nghiệp phải chi ngoài với mức 25 – 30 đồng/kg gạo, tương đương 25 – 30 triệu đồng/tấn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.