Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 8 nhóm giải pháp phục hồi thị trường sau dịch Covid-19
Bảo Minh -
08/08/2021 15:38 (GMT+7)
(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất 8 nhóm giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 8 nhóm giải pháp phục hồi thị trường sau dịch Covid-19.
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư (đặc biệt bắt đầu từ tháng 7/2021) đã khiến cho những mảng “màu xám” loang rất nhanh trong bức tranh toàn cảnh khu vực doanh nghiệp.
"Các doanh nghiệp vốn đã bị tổn thương lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các nguồn lực dữ trữ đang cạn dần trong khi thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
8 nhóm vấn khiến sức chống chịu của doanh nghiệp bị “bào mòn”
Qua tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết hiện nay có 8 nhóm vấn đề khó khăn chính đang khiến sức chống chịu của doanh nghiệp bị “bào mòn”.
Theo đó, đầu tiên là tổng cầu giảm mạnh khiến cho các đơn hàng, hợp đồng, sản lượng đều sụt giảm. Trung bình nhu cầu trong các ngành giảm từ 40 - 50%, nặng nề nhất là ngành hàng không, vận chuyển hành khách, du lịch, nhà hàng, khách sạn nhu cầu bị giảm đến 70 - 80%.
Bộ trưởng Dũng cho biết hiện nay tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn hàng hóa tại một số cảng biển quan trọng như Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải thời gian qua đã phản ánh bản chất không hẳn do tắc nghẽn bởi hạ tầng hay do điều hành lưu thông hàng hoá, mà bản chất là do tình trạng đình trệ sản xuất bởi dịch bệnh.
Thứ hai là doanh thu giảm mạnh trên diện rộng. Trong đó, doanh thu ngành hàng không sụt giảm trung bình 61% so với 2019, đợt dịch cao điểm đầu năm 2021 giảm 80% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này dòng tiền bị thiếu hụt nghiêm trọng, làm cho các doanh nghiệp rất khó khăn để có thể trang trải các khoản chi phí nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khó xoay xở trả lãi vay ngân hàng đúng hạn, dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn, khó có thể tiếp cận các khoản vay mới.
Thứ ba là chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên, vật liệu đầu vào, làm đội chi phí giá thành sản xuất.
Thứ tư là chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bị gián đoạn, đình trệ cục bộ. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng phải trì hoãn hoặc hủy đơn hàng, nếu đợt dịch bùng phát kéo dài có thể bị mất thị trường do bạn hàng thay đổi chuỗi cung ứng.
Thứ năm là lưu thông hàng hóa gặp khó khăn, kể cả lưu thông trong nước, giữa một số tỉnh, thành phố do áp dụng các chính sách phòng, chống dịch bệnh chưa thống nhất và hợp lý. Hậu quả là các doanh nghiệp bị chậm tiến độ giao hàng/nhập hàng, chi phí lưu kho, lưu bãi, cước vận chuyển tăng, sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ.
Thứ sáu là gặp khó về lao động. Để cầm cự trước dịch bệnh nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn lao động trở lại làm việc khi phục hồi sản xuất sau dịch bệnh, đặc biệt là đối với các ngành nghề yêu cầu lao động có tay nghề, chuyên môn nhất định như cơ khí, điện tử…
Thứ bảy, khó khăn về chuyên gia. Các doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp FDI còn gặp khó khăn với vấn đề nhập cảnh, đặc biệt đối với những tập đoàn lớn vào Việt Nam nghiên cứu, quyết định dự án quy mô lớn và cấp mới/điều chỉnh giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài.
Thứ tám, khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Các doanh nghiệp còn cho biết việc triển khai của một số chính sách còn khá chặt chẽ, cứng nhắc, thiếu thống nhất ở một số địa phương, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ, chưa bao quát hết các tình huống phát sinh trong thực tế, công tác thực thi có lúc, có nơi còn chưa chủ động, linh hoạt.
Đề xuất 8 nhóm giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn
Với những khó khăn, thách thức đặt ra, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất 8 nhóm giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm tránh làm đứt gãy chuỗi ung ứng, hạn chế xảy ra phá sản doanh nghiệp và bị thâu tóm.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra nhóm các chính sách, giải pháp cấp thiết cần triển khai ngay. Một là thực hiện các biện pháp, phòng chống dịch COVID-19 linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hai là đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn. Nghiên cứu hướng dẫn thống nhất các quy tắc phân loại chống dịch Covid-19 chung trên cả nước, tránh tình trạng địa phương hoá quá mức, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
Ba là hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp với các giải pháp mạnh mẽ hơn để hỗ trợ khoanh nợ, tái cấu trúc nợ, gia hạn các khoản nợ cũ; giảm lãi suất cho các khoản vay cũ và mới; khẩn trương triển khai các chính sách hỗ trợ về giãn, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp…
Bốn là tháo gỡ khó khăn về lao động, chuyên gia.
Năm là xây dựng chính sách phát triển doanh nghiệp có tính chiến lược, khai thác lợi thế ngành, lĩnh vực để đón bắt cơ hội nhằm phục hồi nền kinh tế; cần có chính sách để phát triển các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn, đóng vai trò dẫn dắt; phát triển công nghiệp ngành y tế như đã nêu ở trên...
Sáu là nâng cao hiệu quả triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa; rà soát, tháo gỡ vướng mắc pháp lý; đơn giản hóa tối đa các quy trình, thủ tục hành chính hiện tại, xem xét áp dụng các quy trình xuất, nhập khẩu ưu tiên.
Bảy là thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh phát triển kinh tế số; các nền tảng thương mại điện tử; các ứng dụng công nghệ giao dịch thanh toán điện tử, hậu cần giao nhận…
Tám là nâng cao hiệu quả hoạt động và khai thác dư địa của khu vực doanh nghiệp nhà nước; nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới quản lý của chủ sở hữu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Theo số liệu báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng Bảy đã giảm 34% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung bảy tháng, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020, đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 ( trung bình là 8,1%).
Trong khi đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020, riêng thành phố Hồ Chí Minh chiếm 29,1% tổng số doanh nghiệp rút lui của các nước; và đã xuất hiện nhiều hơn những doanh nghiệp quy mô vừa và lớn rút lui khỏi thị trường.
(VNF) - Vào tối 20/3/2025, Nhà hát Hồ Gươm trở thành điểm hẹn của những tâm hồn yêu nghệ thuật khi Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội mang đến đêm nhạc "Những kiệt tác của Chủ nghĩa Cổ điển & Lãng mạn". ROX Group và MSB là hai đơn vị đồng hành góp sức đưa tinh hoa âm nhạc đến với khán giả Việt.
(VNF) - Với mục tiêu cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định, Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) đã tăng cường kiểm tra rà soát, bảo dưỡng sửa chữa toàn bộ các trạm biến áp, đường dây và đôn đốc tiến độ các công trình đầu tư xây dựng để đảm bảo vận hành lưới điện an toàn trong mùa hè 2025.
(VNF) - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Toyota Việt Nam nghiên cứu, mở rộng quy mô đầu tư sản xuất, kinh doanh với các dòng xe mới, dòng xe chiến lược, thân thiện với môi trường như: xe điện, xe hybrid, phương tiện thông minh.
(VNF) - Trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc dạy và học không chỉ dừng lại ở truyền đạt kiến thức mà còn tập trung vào việc bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho học sinh. Theo định hướng đó, sách giáo khoa Tiếng Anh không đơn thuần là tài liệu học tập mà còn là “cầu nối” giúp hiện thực hóa những mục tiêu giáo dục thông qua cách tổ chức nội dung một cách khoa học và có hệ thống.
(VNF) - “Cơn bão” VinFast Green đã âm ỉ tại Việt Nam từ khi VinFast công bố thông tin về 4 dòng xe hồi đầu tháng 3 và đã thực sự bùng nổ ngay sau khi mở cổng đặt cọc
(VNF) - Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam, các sản phẩm du lịch đêm được đầu tư bài bản từ một số doanh nghiệp đã tạo “cú hích” cho các địa phương. Tuy nhiên, việc “thắp sáng” kinh tế đêm tại Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng do thiếu nhận thức đúng đắn và các chính sách có tầm nhìn dài hạn.
(VNF) - Bên cạnh đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước đang được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố như thiếu nguồn cung, tâm lý FOMO hay thiếu kênh đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xuống tiền mua vàng ở thời điểm hiện tại.
(VNF) - Trong khuôn khổ của Chương trình cấp Quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2025, Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam (LEFASO) đã tổ chức thành công Hội nghị Quốc tế xúc tiến xuất khẩu ngành da giày Việt Nam năm 2025 vào hai ngày 17-18/3.
(VNF) - Giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC liên tục được các nhà vàng điều chỉnh tăng trong ngày 18/3. Theo nhiều chuyên gia, việc giá vàng nhẫn chạm mốc 100 triệu đồng/lượng chỉ còn là vấn đề thời gian.
(VNF) - Giá vàng nhẫn sáng nay được điều chỉnh tăng tới hơn 1 triệu đồng mỗi lượng, lên gần 98 triệu đồng/lượng, mức đỉnh lịch sử. Giá vàng miếng cũng vượt 97 triệu đồng/lượng.
(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có công điện gửi tới người đứng đầu của 12 địa phương về việc đề nghị đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và triển khai các dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(VNF) - Giới chuyên gia nhìn nhận giá vàng có thể tăng lên mốc cao mới nhưng thị trường luôn tiềm ẩn rủi ro và biến động khó lường, nhà đầu tư không nên mua đuổi khi giá tăng quá nhanh.
(VNF) - THACO INDUSTRIES đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), hình thành Trung tâm sản xuất linh kiện phụ tùng (LKPT) mang tầm khu vực, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, góp phần tạo lợi thế cho ngành công nghiệp ô tô của đất nước và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
(VNF) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tham gia ký kết và công bố loạt thỏa thuận hợp tác quan trọng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ.
(VNF) - Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
(VNF) - Giá vàng nhẫn sáng nay tiếp tục đi lên, có nơi lên gần 97 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Giá vàng miếng cũng vượt 96 triệu đồng/lượng.
(VNF) - Giá vàng liên tục tăng cao và đang tiến sát mốc 100 triệu đồng/lượng. Nhu cầu mua vàng cũng tăng lên, nhiều người tìm đến "chợ mạng" để mua. Nhưng việc mua vàng trôi nổi tiềm ẩn nguy cơ mua phải vàng giả, vàng nhái, vàng kém chất lượng.
(VNF) - Giá vàng thế giới trong chiều 14/3 đã chính thức cán mốc quan trọng 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước cũng tăng dữ dội và lập đỉnh lịch sử mới.
(VNF) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ làm việc với Cơ quan Đại diện Thương mại (USTR), Bộ Thương mại (DOC) và Bộ Năng lượng (DOE), Đặc phát viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự và chứng kiến buổi lễ ký kết và công bố các thỏa thuận hợp tác, hợp đồng mua sắm máy móc, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và dịch vụ, hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ.
(VNF) - Giữa làn sóng bùng nổ của BĐS phía Tây Thủ đô, dự án Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội) vừa mở bán đã thu hút nhiều nhà đầu tư nhờ những căn nhà thấp tầng mặt tiền “khủng”.
(VNF) - Từ chỗ luôn "dưới trướng", giá vàng nhẫn đã "vượt mặt" vàng miếng, lập đỉnh ở mức trên 96 triệu đồng/lượng. Với đà tăng mạnh của giá vàng nhẫn trong thời gian qua, mốc giá 100 triệu đồng được dự báo không còn xa.
(VNF) - Vào tối 20/3/2025, Nhà hát Hồ Gươm trở thành điểm hẹn của những tâm hồn yêu nghệ thuật khi Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội mang đến đêm nhạc "Những kiệt tác của Chủ nghĩa Cổ điển & Lãng mạn". ROX Group và MSB là hai đơn vị đồng hành góp sức đưa tinh hoa âm nhạc đến với khán giả Việt.