Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ TN&MT cho hay sau sự cố môi trường, Bộ TN&MT cùng địa phương và các bộ ngành liên quan đã thực hiện các cơ chế giám sát, đôn đốc FHS khắc phục hậu quả theo quy định. Trong đó, đã triển khai mô hình hội đồng giám sát và tổ giám sát liên ngành.
Từ tháng 10/2016 đến tháng 12/2020, hội đồng giám sát đã tổ chức 5 phiên họp tại các thời điểm quan trọng để thẩm định, đánh giá kết quả khắc phục các lỗi vi phạm của FHS.
Đặc biệt, tổ giám sát liên ngành đã phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đưa các trạm kiểm định môi trường di động và các thiết bị giám sát việc xử lý nước thải (tần suất lấy mẫu 3 lần/ngày), khí thải (tần suất lấy mẫu 1 lần/ngày) của FMS.
Các đơn vị chức năng đặt 4 trạm quan trắc nước thải và 24 trạm quan trắc khí thải tự động, truyền số liệu trực tiếp về cơ quan chức năng. Tổ giám sát liên ngành cũng tổ chức đoàn giám sát định kỳ hoặc đột xuất đối với FMS trong suốt thời gian qua.
Kết quả đánh giá diễn biến chất lượng chất thải, môi trường xung quanh khu vực FHS từ năm 2016 đến nay cho thấy chất lượng nước thải ra biển từ FHS từ tháng 7/2016 đến nay đạt tiêu chuẩn.
Đến tháng 9/2020, nhiều thông số ô nhiễm trong nước thải được cải thiện, đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường nước biển ven bờ. Tương tự, kết quả quan trắc bụi, khí thải tại các ống khói, ống thải của FHS đều đáp ứng tiêu chuẩn.
Cũng theo Bộ TN&MT, FHS đã thực hiện phân định, phân loại các chất thải rắn phát sinh và bố trí 20 khu vực lưu giữ tạm thời chất thải theo quy định. Từ tháng 1/2017 đến ngày 20/4/2022, FHS đã chuyển giao toàn bộ 3.140 tấn rác thải sinh hoạt, 17.600 chất thải rắn công nghiệp thông thường, 7.600 tấn bùn thải công nghiệp, 43.200 tấn chất thải nguy hại cho đơn vị chức năng xử lý.
Công ty còn tồn kho 80 tấn chất thải rắn công nghiệp thông thường và 80 tấn chất thải nguy hại; tồn kho hơn 353 nghìn tấn xỉ thép (dùng làm nguyên vật liệu san lấp, xây dựng), bằng 10% tổng khối lượng phát sinh từ khi lò cao số 1 vận hành thử nghiệm.
Bộ TN&MT cũng cho biết từ 2016 đến nay kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh FHS (tại 11 điểm) đều đáp ứng quy chuẩn Việt Nam. Đặc biệt, Bộ TN&MT cũng cho hay 53 lỗi vi phạm hành chính của FHS về môi trường cũng đã được khắc phục.
“Theo báo cáo của FHS, tổng kinh phí đầu tư cho các công trình bảo vệ môi trường của dự án đến nay là khoảng 1,4 tỷ USD, chiếm khoảng 10,9% tổng vốn đầu tư cho cả dự án. Riêng hạng mục cải thiện, bổ sung công trình bảo vệ môi trường đầu tư sau sự cố môi trường là trên 350 triệu USD” - báo cáo của Bộ TN&MT nêu.
Bộ TN&MT cho biết, ngày 30/8/2016, FHS đã hoàn thành chuyển số tiền bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng trực tiếp tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế là 500 triệu USD.
Đồng thời công ty cam kết sẽ khắc phục toàn bộ các lỗi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước trước khi đưa dự án vào hoạt động.
Đến nay toàn bộ các hạng mục cải thiện, bổ sung công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu đã được FHS hoàn thành và được Bộ TN&MT cấp giấy xác nhận để vận hành chính thức.
Sau 5 năm triển khai đồng bộ các hoạt động của hội đồng giám sát và tổ giám sát liên ngành về môi trường đối với FHS, hiện nay vấn đề môi trường của FHS đã được kiểm soát chặt chẽ, các nguồn nước thải, khí thải phát sinh được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Hội đồng giám sát đánh giá FHS đã hoàn thành việc khắc phục vi phạm và thực hiện đẩy đủ các cam kết về bảo vệ môi trường.
Đến thời điểm hiện tại, các hạng mục công trình sản xuất, các công trình bảo vệ môi trường của FHS đã được Bộ TN&MT kiểm tra, xác nhận hoàn thành để đi vào vận hành chính thức theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ TN&MT chấp thuận phương án xả thải như hiện nay của FHS; dừng cơ chế giám sát thường xuyên, liên tục đối với FHS như đã triển khai thực hiện trong thời gian vừa qua và chuyển sang cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về thanh tra đối với FHS trong thời gian tới.
Bộ TN&MT cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Hà Tĩnh và các bộ ngành, cơ quan liên quan trong kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với FHS theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Bộ TN&MT, từ khi đi vào vận hành chính thức khối lượng sản phẩm cũng như doanh thu và đóng góp tiền thuế của FHS vào ngân sách địa phương tăng dần theo các năm. Cụ thể, năm 2017 sản xuất 1,6 triệu tấn gang lỏng, tiêu thụ được 1,35 triệu tấn thép thành phẩm, doanh thu đạt 168 triệu USD, nộp thuế 152 triệu USD.
Năm 2018 sản xuất 5,16 triệu tấn gang lỏng, tiêu thụ được 4,54 triệu tấn thép thành phẩm, doanh thu đạt 2,786 tỷ USD, nộp thuế 320 triệu USD. Năm 2019 sản xuất 6,17 triệu tấn gang lỏng, tiêu thụ được 5,82 triệu tấn thép thành phẩm, doanh thu đạt 3,085 tỷ USD, nộp thuế 340 triệu USD.
Năm 2020, sản xuất 5,85 triệu tấn gang lỏng, tiêu thụ được 5,9 triệu tấn thép thành phẩm, doanh thu đạt 2,9 tỷ USD, nộp thuế 220 triệu USD. Năm 2021 sản xuất khoảng 6,43 triệu tấn gang lỏng, tiêu thụ được 6,29 triệu tấn thép thành phẩm, doanh thu đạt 5,3 tỷ USD, nộp thuế 350 triệu USD.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.