'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhân dịp năm mới 2021, Tạp chí Nhà Đầu tư đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng về kết quả hoạt động của Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua, cải cách hành chính, Chính phủ điện tử cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.
- Nhìn lại năm 2020 vừa đi qua và rộng hơn là cả nhiệm kỳ, ông có thể chia sẻ những dấu ấn trong hoạt động của Chính phủ và có sự quyết liệt như thế nào để tạo đột phá trong cải cách thể chế?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chúng ta đã kết thúc nhiệm kỳ 5 năm 2016-2020 để bước sang một giai đoạn mới và bắt đầu năm đầu tiên triển khai nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Năm 2020, chúng ta gặp vô vàn khó khăn, đầu tiên là biến đổi khí hậu tác động rất tiêu cực. Việt Nam cũng phải đối diện đại dịch COVID-19 chưa từng có, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân.
Trước thách thức rất lớn như vậy nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trong đó có vai trò của Thủ tướng, chúng ta kết thúc năm 2020 với những kết quả rất đáng khích lệ. Tăng trưởng đạt 2,91%, bình quân 5 năm đạt 5,9%. Các chỉ số vĩ mô từ lạm phát đến nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài đều đảm bảo dưới mức Nghị quyết của Quốc hội giao. Các chỉ tiêu vượt và hoàn thành cũng cao hơn các năm 2018, 2019.
Trong khó khăn nhưng năm 2020 và cả nhiệm kỳ vẫn tăng thu ngân sách, mỗi năm có khoảng 120.000 đến 130.000 doanh nghiệp được thành lập mới. Như vậy chúng ta đã rất thành công.
Vấn đề xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh được quan tâm rất lớn. Dòng vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đều tăng (xuất siêu 19 tỷ USD). 2020 cũng là năm giải ngân vốn đầu tư công rất cao, đạt 82,3%.
Cùng với đó là thu nhập của người dân đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, an ninh - quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác đối ngoại để lại nhiều dấu ấn…và có lẽ cũng chưa có nhiệm kỳ nào ký được 4 hiệp định như vừa qua.
Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định là chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Kết quả trên đạt được trước hết do kiểm soát tốt dịch bệnh. Chúng ta sẵn sàng hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe cho nhân dân. Nhìn lại mới thấy sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi đó rất quyết liệt và sáng suốt, vì nếu du di thì có lẽ không thể lường hết được hậu quả.
Trong 3 điểm nghẽn mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII nêu ra có vấn đề liên quan đến thể chế. Ngay đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng đã nêu thông điệp quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động để phục vụ người dân, doanh nghiệp và chú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế.
5 năm qua, Chính phủ đã trình 78 dự án luật, pháp lệnh và được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 59 dự án. 744 nghị định của Chính phủ và 235 quyết định của Thủ tướng được ban hành. Tôi cho rằng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV tạo đột phá rất quan trọng về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Cải cách hành chính cũng như tinh gọn bộ máy, biên chế cũng rất tốt. Bước vào nhiệm kỳ ta vẫn nghe câu chuyện sản xuất một cái kẹo sô cô la phải có 13 giấy phép, một mặt hàng chịu sự kiểm soát của 3 đến 4 bộ, hoặc nhiều đơn vị trong một bộ. Như vậy là rào cản rất lớn. Từ đó, Chính phủ xác định điểm đột phá đi vào cải cách hành chính.
- Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030 được Thủ tướng phê duyệt với 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bộ trưởng đánh giá gì về kết quả đạt được trong chuyển đổi số quốc gia?
Chuyển đổi số quốc gia là xu thế không thể khác trong yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu. Trước sự phát triển và ảnh hưởng ngày một sâu rộng của nền kinh trên thế giới, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo mạnh mẽ việc xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số, xã hội số... Thủ tướng đã khẳng định: Năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động tiến trình hướng tới một “Việt Nam số”.
Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai và đạt được những kết quả quan trọng, như thực hiện gửi nhận văn bản điện tử, tiến tới xây dựng Chính phủ phi giấy tờ, cung cấp các dịch vụ công, chuyển đổi từ Chính phủ quản lý sang phục vụ người dân, doanh nghiệp...
Thứ nhất, đã xây dựng, phát triển một số hệ thống thông tin nền tảng quan trọng phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, đổi mới lề lối làm việc của các cơ quan nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số.
VPCP đã phát huy tính tiên phong, xây dựng và đưa vào vận hành một số hệ thống thông tin như Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet), Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cổng Dịch vụ công quốc gia… giúp tiết kiệm chi phí xã hội ước tính trên 8.500 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh đó, việc xây dựng hạ tầng viễn thông, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng thông tin... bước đầu được thiết lập. Đây là cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực.
Thứ hai, công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hiện đại hóa quản trị công, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số.
Chẳng hạn như đối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, từ ngày khai trương 9/12/2019 đến nay, đã có 2.700 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp gần 6.700 TTHC tại 4 cấp chính quyền với hơn 100,5 triệu lượt truy cập, hơn 417.000 tài khoản đăng ký và gần 745.000 hồ sơ với hơn 48.000 giao dịch thanh toán điện tử được thực hiện.
Số hóa là phải thực hiện hồ sơ số, người dân, doanh nghiệp có thể ngồi bất cứ đâu đều có thể thực hiện TTHC. Số hóa ở đây là thay vì việc người dân phải mang hồ sơ đến cơ quan hành chính mỗi lần thực hiện TTHC, thì việc cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia giúp người dân chỉ cần đăng ký tài khoản 1 lần và nhập thông tin 1 lần, toàn bộ dữ liệu sẽ được số hóa.
Bên cạnh đó là sự kết nối và chia sẻ thông tin của các cơ quan, đơn cử như thay vì đến kho bạc nộp tiền thì có thể ngồi tại nhà kê khai thuế, nộp thuế qua điện thoại di động, hoặc máy tính.
Việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử này giúp hạn chế tiếp xúc với cán bộ thi hành công vụ. Như vậy, ngoài việc tiết kiệm thời gian, giúp minh bạch quá trình xử lý hồ sơ, còn góp phần giảm dịch bệnh trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn đang phức tạp.
- Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong chuyển đổi số của các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện ra sao?
Vấn đề được Chính phủ, Thủ tướng quan tâm hàng đầu để tạo động lực, cơ hội cho doanh nghiệp trong quá trình này, đó là thể chế. Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành một loạt quy định pháp luật, cơ chế chính sách thúc đẩy, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, như gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tối đa về vốn, thủ tục.
Cũng như các cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất cho dự án khởi nghiệp thuộc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện một số quy định của Nghị định số 40/2013/NĐ-CP, cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; thúc đẩy phát triển công nghệ số (Chỉ thị số 01/CT-TTg), Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Sắp tới sẽ ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Bên cạnh đó, một số bộ đã và đang xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.
Vấn đề thứ hai là cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, nhất là đối với quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ phục vụ chuyển đổi số.
Đến nay đã cắt giảm, đơn giản hóa 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công (tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm). Các bộ, ngành đã có phương án xử lý 1.501 mặt hàng có chồng chéo về thẩm quyền.
Tất cả những điều đó cho thấy, Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành đã ban hành các chính sách kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, đứng vững và phát triển trong giai đoạn vừa qua. Cùng với đó, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh trên môi trường số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Ông từng nhiều lần nhấn mạnh rằng xây dựng Chính phủ điện tử thì điều quan trọng nhất là phải dám bỏ quyền lợi riêng, cục bộ. Vấn đề này có sự chuyển biến không sau thời gian nỗ lực thực hiện?
Các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, hồ sơ giấy là rào cản rất lớn, nhưng muốn cắt giảm cũng liên quan đến quyền lợi, sự cát cứ mà thực chất là lợi ích nhóm. Minh bạch thì phải dám cắt bỏ những lợi ích như thế để hướng tới cái chung.
Như Nghị định 38 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm cắt bỏ khoảng 95% điều kiện, thủ tục hành chính nhưng chúng ta vẫn kiểm soát tốt hàng hóa nhập khẩu, vẫn đảm bảo những thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chứ không phải dỡ bỏ, mở toang mà không có sự kiểm soát.
Xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số thì người dân không phải đến cơ quan hành chính nhà nước rồi tiếp xúc với cán bộ thi hành công vụ. Từ đó giảm được chi phí chính thức và phi chính thức, tạo dựng sự minh bạch, hạn chế “tham nhũng vặt”. VPCP tiên phong thực hiện khi từ tháng 6/2018 thực hiện phi giấy tờ, tất cả hồ sơ là điện tử hóa từ khâu nhận văn bản, xử lý cũng như chữ ký số, ban hành. Không còn chuyện người dân, doanh nghiệp phải đến đến cơ quan để xin văn bản.
Như vậy chúng ta phải dám bỏ những quyền lợi mang tính cát cứ, bộ phận nhỏ, đồng thời chịu sự giám sát, giải trình, thay đổi tư tưởng theo hướng một Chính phủ phục vụ.
- Các giải pháp đã được đặt ra để có kết quả tích cực cho chuyển đổi số Việt Nam ở giai đoạn tiếp theo?
Trước hết chúng ta cần nhìn một cách tổng thể theo xu hướng phát triển, hội nhập. Trên cơ sở yêu cầu của xã hội, chúng ta không làm theo chủ quan, áp đặt. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không mang tính hình thức, mà phải thực chất, thể hiện qua các con số “biết nói”.
Vậy muốn có con số “biết nói”, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý nền tảng góp phần đẩy mạnh giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, xây dựng công dân điện tử, phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội, như ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử, về bảo vệ dữ liệu cá nhân...
Thứ hai, tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, nhất là các quy định về hoạt động kinh doanh; thực hiện tái cấu trúc quy trình dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc quy trình, chuyển đổi số... để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện các hệ thống nền tảng phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Tiếp tục phát triển các nền tảng, hạ tầng số hỗ trợ 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số quy định tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Thứ tư, các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ để tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu kép là vừa phát triển kinh tế số, xã hội số, vừa phát triển để hình thành các doanh nghiệp có năng lực đi ra toàn cầu, cạnh tranh được với các doanh nghiệp trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông, các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...
Trong thời gian tới, tôi tin tưởng chúng ta sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực hơn nữa trong quá trình chuyển đổi số hướng đến Việt Nam số, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động xã hội.
Chính phủ đã dấn thân thì các doanh nghiệp cũng cần dấn thân để đưa Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam lên một vị thế mới.
- Trong nhiệm kỳ vừa qua chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tích về việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, kiểm soát TTHC nhưng còn một số bộ, ngành địa phương, một số nơi cải cách chưa thực sự được thực chất, dẫn đến việc phải có một công cụ đánh giá không?
Cải cách đòi hỏi một quá trình, một lộ trình và như một nhà lãnh đạo đã nói, nếu cải cách mà không có người phản đối thì đó là cải cách tồi. Trước hết, phải nói một điều là với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, cải cách được đặt ra ngay từ đầu nhiệm kỳ: Cải cách, cải cách và cải cách. Thế chế, thể chế và thể chế.
Công cụ đánh giá thì chúng ta không theo dõi bằng sổ sách được. Toàn bộ công cụ đánh giá dựa trên nền tảng đánh giá rất thông minh của tổ chức quốc tế OECD, rồi WB, giúp chúng tôi xây dựng công cụ này.
Ví dụ, một Bộ đưa 100% dịch vụ công, không có lý gì khi người dân làm thủ tục thì gặp cản trở khó hơn khi làm trực tiếp. Trước khi đưa dịch vụ công lên, VPCP cùng với các bộ, cơ quan phải rà soát, cấu trúc lại toàn bộ quy trình, làm sao cắt giảm, đơn giản hóa nhất, không còn những thủ tục, giấy phép con gì trong thủ tục nữa.
Thứ hai là công cụ đánh giá rất minh bạch. Ba, bốn Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng cùng với các doanh nghiệp nước ngoài đang có rất nhiều công cụ đánh giá.
Chỉ số cải cách này hiện đồng bộ tự động hết chứ không có con người tác động vào. Chỉ số này rất thông minh, minh bạch. Chúng tôi có một hệ thống báo cáo rất minh bạch, rất hữu ích.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.