Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nhiều yếu tố làm giảm thu, tăng chi
Trước tác động của tình hình dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất các giải pháp về chính sách tài khoá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh các gói hỗ trợ trị giá gần 220.000 tỷ đồng, việc chi ngân sách Nhà nước (NSNN) cho các hoạt động phòng, chống dịch cũng được tăng cường.
Cụ thể, theo thống kê của Bộ Tài chính, ngân sách nhà nước (NSNN) hiện đã dành khoảng 9.500 tỷ đồng cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19. Dự kiến, trong thời gian tới, có thể tiếp tục phải tăng chi thêm để đáp ứng yêu cầu tăng cường khả năng ứng phó với đại dịch này.
Bên cạnh đó, dành khoảng 6.700 tỷ đồng để chi chế độ ưu tiên phụ cấp cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19; chi tiền ăn cho người bị cách ly, chi khám chữa bệnh nền trong thời gian cách ly.
Ngoài ra, NSNN cũng ưu tiên bố trí khoảng 36.000 tỷ đồng để thực hiện Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho 6 nhóm đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; hỗ trợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch.
Áp lực chi khá lớn, tuy nhiên, nguồn thu NSNN năm 2020 được dự báo giảm mạnh do tác động của đại dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, đầu tư gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, giá dầu thô giảm sâu; việc điều chỉnh chính sách thu NSNN để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh ứng phó với dịch bệnh. Bên cạnh đó, tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp chậm cũng là những rủi ro lớn đối với dự toán NSNN năm 2020. Trong dự toán năm 2020, khoản thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ước tính là 45.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, quý I đã kết thúc mà vẫn chưa thu được tiền từ khoản thu này.
Thu ngân sách Nhà nước ước giảm 140.000 – 150.000 tỷ đồng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, cơ quan này đang dự kiến với kịch bản tích cực nhất (dịch kết thúc trong quý II/2020), tăng trưởng GDP đạt khoảng 5,3% (giảm 1,5% so với kế hoạch), giá dầu bình quân cả năm khoảng 35 USD/thùng, thu từ cổ phần hoá và thoái vốn DNNN không thực hiện được thì thu NSNN ước giảm khoảng 140.000 -150.000 tỷ đồng, trong đó, thu ngân sách Trung ương giảm khoảng 100.000 - 110.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương giảm 40.000 tỷ đồng.
Trường hợp tăng trưởng GDP không đạt mức dự kiến nêu trên (dưới 5% như dự báo của các tổ chức quốc tế), thu NSNN sẽ giảm lớn hơn, nhất là số thu ngân sách ở các khu vực kinh tế trọng điểm đang chịu rất nhiều tác động từ sự đình trệ của các ngành dịch vụ, du lịch, thương mại, logistics… như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng,…
Trong bối cảnh dự báo thu NSNN có thể giảm lớn nhưng vẫn phải đảm bảo chi đầu tư phát triển, tăng chi an sinh xã hội và phòng chống dịch bệnh, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cân đối nguồn lực đảm bảo chi NSNN. Trong đó, kiên quyết yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, cắt giảm ít nhất 30% kinh phí hội nghị, công tác phí trong nước và 50% công tác phí nước ngoài. Thực hiện tốt việc này, riêng các cơ quan Trung ương dự kiến tiết kiệm được khoảng 600 - 700 tỷ đồng.
Trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương trong việc bố trí nguồn lực cho các nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và an sinh xã hội trên địa bàn, Bộ Tài chính cũng đang kiến nghị các địa phương, bên cạnh việc sử dụng dự phòng, dự trữ tài chính của ngân sách địa phương, phải chủ động sử dụng từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương và kinh phí cải cách tiền lương còn dư để xử lý. Dự kiến các địa phương cân đối được khoảng 13.000 – 14.000 tỷ đồng từ các nguồn dự phòng, dự trữ tài chính, tăng thu, tiết kiệm chi, nguồn cải cách tiền lương còn dư và các nguồn lực hợp pháp khác của địa phương. Đối với những địa phương khó khăn, Trung ương sẽ hỗ trợ theo các mức 30%, 50% và 70% kinh phí thực phát sinh ở địa phương.
Đối với cân đối ngân sách Trung ương, Bộ Tài chính dự kiến dành 34.600 tỷ đồng nguồn tăng thu và chi ngân sách Trung ương còn lại của năm 2019 chuyển sang năm 2020. Trong đó, dự kiến dành 20.000 tỷ đồng để cùng với ngân sách địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và an sinh xã hội theo Nghị quyết của Chính phủ. Còn lại 14.600 tỷ đồng tiếp tục sử dụng để dành cho công tác phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ cân đối ngân sách Trung ương.
Đối với các đề xuất từ một số tổ chức quốc tế cho Việt Nam vay hỗ trợ ngân sách, Bộ Tài chính đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đang đàm phán với các nhà tài trợ này để có điều kiện vay ưu đãi nhất. Dự kiến có thể vay với chi phí thấp từ các tổ chức này khoảng 1 tỷ USD. Cùng với đó, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ trường hợp thực hiện vay thêm từ các tổ chức quốc tế thì trước mắt giảm tương ứng phần vay trong nước để đảm bảo thực hiện đúng Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2020.
“Theo tính toán, trong điều kiện phải giữ dự toán chi đầu tư phát triển, các khoản chi chế độ, chính sách cho con người, thậm chí còn tăng chi an sinh xã hội để có thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế, giảm khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Mặc dù quyết tâm rà soát, tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, nhưng với mức độ ảnh hưởng giảm thu như đã tính toán, thì khả năng bội chi NSNN sẽ tăng thêm khoảng 1,5-1,6% GDP (tương đương ở mức 5-5,1% GDP). Kể cả trong trường hợp kiểm soát được số tuyệt đối bội chi NSNN năm 2020, thì tỷ lệ bội chi so GDP dự kiến vẫn tăng lên, do quy mô GDP (số tuyệt đối) không đạt mức kế hoạch”, đại diện Bộ Tài chính cho hay./.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.