Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Năm 2008, Tập đoàn Samsung chính thức đặt nhà máy tại Bắc Ninh, mở ra một chương mới trong chiến lược thu hút FDI của Việt Nam. Sau hơn 10 năm đầu tư, Samsung Việt Nam hiện tại đang vận hành 6 nhà máy sản xuất tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP. HCM, một trung tâm nghiên cứu phát triển R&D tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng.
Khi dịch bệnh nổ ra, Samsung cũng bị ảnh hưởng. Nhưng Tổng giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho cho biết nhờ sự hỗ trợ toàn diện của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành trung ương và chính quyền địa phương cũng như nhờ các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, Samsung Việt Nam đã khắc phục được khó khăn. Đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh là địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện chính sách "3 tại chỗ", vì vậy Samsung đã có thể duy trì sản xuất mà không phải đóng cửa nhà máy.
Tổng số vốn đầu tư của tập đoàn này đến nay đã đạt trên 17,7 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (đạt 40-50 tỷ USD). Nhưng từ chỗ chỉ coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu, Samsung đã có thêm bước tiến mới.
“Chúng tôi đang xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển riêng Samsung tại Hà Nội với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu USD nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển trung và dài hạn. Hiện trung tâm xây dựng mới nghiên cứu và phát triển đã hoàn thành tiến độ trên 50%, dự kiến sẽ khánh thành vào cuối năm 2022”, Tổng giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho cho biết.
Những cam kết của một doanh nghiệp FDI chiếm tới 1/4 xuất khẩu cả nước khiến không ít người thấy “nhẹ lòng” trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp FDI đang băn khoăn về tương lai phía trước. Dịch bệnh Covid-19 “tấn công” dữ dội các địa bàn sản xuất trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… đã khiến cộng đồng doanh nghiệp FDI âu lo. Liên tục những cuộc họp được tổ chức, các văn bản kiến nghị của khu vực FDI được gửi đến lãnh đạo cao nhất của Chính phủ. Ai nấy đều sốt ruột khi sản xuất bị gián đoạn, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chi phí sản xuất gia tăng, còn đơn hàng phải chuyển tạm thời sang nước khác.
Các hiệp hội doanh nghiệp hàng đầu như AmCham Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ -ASEAN, EuroCham và KoCham kêu gọi Việt Nam phải hành động ngay để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đồng thời không bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế.
Các doanh nghiệp này muốn chung tay cùng Thủ tướng, Chính phủ và lãnh đạo các tỉnh thành, đặc biệt là TP. HCM, vùng kinh tế phía Nam và Đà Nẵng, để tái mở cửa nền kinh tế một cách an toàn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và thiết lập trạng thái “bình thường mới”.
Ở góc độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp FDI đều đề xuất dù trong bất cứ hoàn cảnh bất thường nào thì dây chuyền sản xuất của các nhà máy cũng không dừng hoạt động và vẫn vận hành theo đúng phương châm hướng dẫn chuẩn và lộ trình đã được định sẵn.
Cũng từ những phản ánh ấy, xuất hiện luồng quan điểm lo ngại các doanh nghiệp FDI rời đi, để lại khoảng trống mênh mông cho nền kinh tế, cho sinh kế của triệu người lao động. Nỗi lo ấy là chính đáng. Nhưng nhìn tình hình hiện tại, có thể thấy rằng mọi việc chưa đến mức quá xấu.
Nhìn vào kết quả xuất khẩu của khu vực FDI trong 9 tháng năm 2021, có thể thấy vẫn toát lên nhiều chỉ báo tích cực. Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 9 tháng năm 2021, số dự án đầu tư nước ngoài cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giảm 37,8% với 1.212 dự án mới được cấp. Thế nhưng, đáng ghi nhận là vốn đăng ký của các dự án này đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ. Điều đó cho thấy quy mô của dự án FDI tăng lên.
Mặt khác, dù vốn đăng ký mới giảm nhưng tổng vốn đăng ký tăng thêm lại đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng tới 25,6% so với cùng kỳ. Đây là chỉ báo cho thấy những nhà đầu tư đã hiện diện ở Việt Nam tiếp tục đặt niềm tin vào kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.
Số liệu về xuất khẩu của khu vực FDI cũng đã cho thấy một bức tranh vẫn còn rất sáng của khu vực này. Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước tính đạt trên 240 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Góp vào kết quả này, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 177,8 tỷ USD, tăng tới 22,8%, chiếm 73,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Còn khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 62,72 tỷ USD, tăng 8,5%, chiếm 26,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, cùng thời điểm này năm trước khi Covid-19 được kiểm soát rất tốt ở Việt Nam, xuất khẩu 9 tháng năm 2020 của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) lại giảm 2,9%, chỉ chiếm 64,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
10 năm trở lại đây, khu vực FDI đang ngày càng gia tăng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Quãng thời gian 10 năm này cũng là dấu đánh dấu sự “lấn lướt” nhanh chóng của khu vực doanh nghiệp FDI với khu vực doanh nghiệp “nội” trên bản đồ xuất khẩu. Theo dữ liệu của Bộ Công Thương, khu vực FDI từ chỗ chiếm tỷ trọng khoảng 65,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 đã tăng lên 71,5% trong giai đoạn 2016-2020. Còn 9 tháng năm 2021 là gần 74%. Điều đáng cảnh báo là, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đã giảm tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam xuống 28,5% giai đoạn 2016-2020 so với mức 34,2% giai đoạn 2011-2015.
Giờ đây, Việt Nam đang đẩy mạnh chiến lược tiêm chủng vắc xin phòng chống Covid-19, đã hơn 45 triệu liều được tiêm. Dịch bệnh cũng đã từng bước được kiểm soát, các địa phương phía nam đang từng bước mở cửa lại nền kinh tế. Đó là cơ sở để xây dựng chế độ bảo đảm “sản xuất không gián đoạn” trong bất cứ hoàn cảnh nào như điều các doanh nghiệp đã kiến nghị thời gian qua.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, vừa qua, Bộ KH&ĐT đã chủ trì, phối hợp cùng Liên minh diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF), các hiệp hội doanh nghiệp thành viên tiến hành điều tra khảo sát hơn 500 tập đoàn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung, đại dịch COVID-19 có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Qua khảo sát, có 67% số doanh nghiệp châu Âu đánh giá tích cực về triển vọng môi trường kinh doanh Việt Nam. Doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ sự lạc quan vào khả năng kinh tế Việt Nam phục hồi sớm trong năm 2021, trong đó 47% có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Doanh nghiệp Hàn Quốc đều có kế hoạch đầu tư mới tại Việt Nam. Phần lớn doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc ứng phó với dịch bệnh, tin tưởng Việt Nam sẽ sớm khống chế dịch bệnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.