Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trao đổi thêm với một đại lý bảo hiểm phi nhân thọ, bà cho biết, sau một thời gian vào thị trường, nay phải bỏ nghề vì không cạnh tranh nổi. “Làm ăn chân chính thì vẫn tồn tại được nhưng phần lớn là thiếu bền vững, chạy đua doanh số, đóng phí hoặc tự đóng phí một năm đầu để lấy hoa hồng, xong bỏ luôn”, bà này nói.
Cũng theo bà, 10 năm nay, những bất ổn, "ăn xổi ở thì" trên thị trường bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ mặc dù được cơ quan quản lý nỗ lực kiểm soát, nhưng tình trạng trên vẫn tồn tại, thậm chí bành trướng hơn, khiến những tổ chức và đại lý tuân thủ và giữ đạo đức nghề nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều.
Quan điểm của bà cũng nhận được đồng tình của ông Gaurav Sharma, Tổng giám đốc BIDV – MetLife.
“Cấu trúc lực lượng thị trường bảo hiểm Việt Nam giống như hình kim tự tháp mà ở đó, có một bộ phận lớn đại lý bảo hiểm bán chuyên nghiệp nay vào mai ra”, ông Gaurav Sharma nói với VietnamFinance.
Theo ông, các kênh bán bảo hiểm hiện nay trên thị trường như sau: thông qua ngân hàng (bancassurance) chỉ 10%, còn 90% còn lại bán qua kênh đại lý như nói trên.
Trong kênh đại lý có 3 loại, cụ thể: khoảng 10% đại lý chuyên nghiệp, hướng tới bền vững; kế đó là 30% - 40% bán chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, phần còn lại, có một phận lớn đại lý ra vào thị trường như đi chợ. “Cứ tưởng tượng số đại lý này bán hợp đồng cho khách hàng rồi lại thôi, vậy ai sẽ chăm sóc, chịu trách nhiệm dịch vụ đến cùng với khách hàng?”, ông Gaurav Sharma giãi bày.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, tình trạng bán bảo hiểm mà không thấy người đâu, chỉ cần chứng minh thư, số điện thoại khách hàng nhưng thực ra là sim rác của chính đại lý, hiện khá phổ biến.
Câu chuyện tiền ở đâu để thưởng “khủng” cho những đại lý “vàng”, “kim cương” trong hệ thống, lại khá đơn giản và na ná đa cấp.
Để câu móc, mời dụ những đại lý mới, các đại lý có thâm niên lâu năm, thạo nghề thường tung ra các chiêu bài tung hê, “treo mỡ trước mũi mèo”.
“Vừa chân ướt chân ráo đã quay cuồng với đi nước ngoài, du lịch, mức thưởng khủng. Chúng làm mờ mắt những đại lý mới vào nghề bảo hiểm”, một đại lý vừa “nghỉ hưu” nói với VietnamFinance.
Để đạt doanh số cao, các đại lý mới cũng tích cực khai thác hợp đồng thật, nhưng ngoài ra, còn một tỷ lệ lớn hợp đồng ảo mà chính đại lý đó bỏ tiền ra đóng.
Nhiều người nghĩ là họ lỗ nhưng thực ra không hoàn toàn vậy. Theo hợp đồng, mức thưởng năm đầu tiên rất cao, nên họ sẵn sàng lấy xong thưởng rồi bỏ luôn hợp đồng theo kiểu “mỡ nó rán nó”.
“Bảo hiểm là loại hình dịch vụ nhân văn nhưng khi du nhập vào Việt Nam, đã có một tỷ trọng lớn trong số các hợp đồng bị biến tướng thành đa cấp, thậm chí lừa đảo”, đại lý đã “nghỉ hưu” nói trên cho hay.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng, trong năm 2017, Bộ Tài chính đã kiểm tra 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 3 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và một chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Cùng đó, bộ này cũng kiểm tra chuyên đề về việc chấp hành quy tắc, điều khoản, biểu phí sản phẩm bảo hiểm người vay tín dụng tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm; thanh tra 7 doanh nghiệp bảo hiểm.
Qua đó, bộ chủ quản cũng đánh giá lại tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đồng thời, kịp lưu ý vấn đề quản trị tài chính, hoàn thiện quy trình, tuân thủ luật pháp.
Trong năm 2018, đại diện cơ quan quản lý cho biết thêm là sẽ tăng cường thanh kiểm tra doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm để phát hiện sai phạm và chấn chỉnh kịp thời. Cụ thể, dự kiến kiểm tra chuyên đề 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 4 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 6 doanh nghiệp bảo hiểm môi giới; thanh tra 7 doanh nghiệp bảo hiểm.
Câu chuyện siết lại kỷ cương trên thị trường bảo hiểm để bảo vệ người dùng và hướng tới thị trường bền vững là điều mà cơ quan quản lý đã và đang làm.
Tuy nhiên, ở góc độ người mua, cũng cần phải biết cách để tự bảo vệ mình thông qua chọn lựa kênh tiếp cận.
“Trong số các đại lý kênh bán hàng bán chuyên nghiệp, tôi cho rằng có một bộ phận lớn làm ăn đứng đắn, xác định bám trụ lâu dài với nghề. Nhưng có một kênh khác mà người dùng hoàn toàn yên tâm chính là bancassurance”, ông Gaurav Sharma nói.
Ông Gaurav Sharma cho biết, liên doanh giữa BIDV và MetLife sau một thời gian có mặt ở thị trường đã khẳng định được vị trí và xác định phân khúc rõ ràng.
Thông qua 1.000 điểm giao dịch trên hệ thống BIDV, liên doanh này mở rộng tiếp cận hầu hết khách hàng của ngân hàng. Hiện tại, BIDV – MetLife triển khai 400 cán bộ, trong đó có 250 người được cấp chứng chỉ bán hàng.
Cách bán hàng của BIDV – MetLife là đơn giản, không gây phiền nhưng hướng tới trách nhiệm đến cùng.
“Nếu như mua bảo hiểm ở những đại lý nay vào mai ra thì không biết đâu mà lần. Còn mua ở bancassurance thì cán bộ ngân hàng vẫn đó, chi nhánh, trụ sở ngân hàng không thể biến mất nên người dùng hoàn toàn yên tâm về trách nhiệm của doanh nghiệp”, ông Gaurav Sharma khẳng định.
Đáng chú ý, quy trình bán bảo hiểm của hình thức bancassurance, trong đó có BIDV – MetLife đã được áp dụng hoàn toàn bằng điện tử, chẳng hạn, điền mẫu hợp đồng bằng số hoá thay vì thủ công như trước.
Theo đó, khách hàng và nhân viên bán bảo hiểm tiến hành điền và nhận phản hồi từ các cấp duyệt hợp đồng chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, thay vì 16 trang giấy và phải chờ đợi 20 ngày. Cùng đó, nhân viên bán hàng không phải thao thao bất tuyệt cả ngày đi thuyết phục khách hàng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.