'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Gần đây, có thêm nhiều địa phương gửi kiến nghị tới Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Chính phủ cho bổ sung sân bay tại địa phương mình vào quy hoạch mạng sân bay cả nước.
Mới nhất, cử tri ở Ninh Thuận kiến nghị Bộ GTVT bổ sung vào quy hoạch sân bay Thành Sơn; UBND tỉnh Ninh Bình cũng đề nghị bổ sung vào quy hoạch sân bay Ninh Bình (có thể đặt tại huyện Kim Sơn hoặc Yên Khánh).
Trước đó, Bộ GTVT cũng nhận được kiến nghị bổ sung quy hoạch sân bay tại Hà Tĩnh, Cao Bằng, Bạc Liêu từ lãnh đạo các tỉnh này. Hay Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cũng đề xuất bổ sung sân bay thứ 2 cho vùng Thủ đô tại huyện Ứng Hòa...
Trao đổi với phóng viên, TS Trần Quang Châu, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không, cho rằng tâm lý chung là mỗi lãnh đạo địa phương đều muốn tỉnh mình có sân bay, có sân bay sẽ giúp kinh tế địa phương tăng trưởng, thu hút đầu tư, khách du lịch, người dân đi lại thuận lợi hơn, tỉnh bạn có, tỉnh mình cũng có.
“Đầu tư sân bay hiện tại vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, khi vận hành có đường bay nhiều hay ít, lỗ hay lãi doanh nghiệp khai thác cảng phải chịu. Về cơ bản địa phương không phải đầu tư quá nhiều, lại có sân bay, tâm lý đó cũng dễ hiểu”, ông Châu nói.
Theo ông Châu, để đưa vào quy hoạch 1 sân bay phải dựa trên nhiều yếu tố như tổng quan vùng, kinh tế - xã hội, đô thị, dân số, thu nhập người dân, nhu cầu đi lại; hạ tầng kết nối, cạnh tranh loại hình giao thông khác; khí hậu, địa hình, quy hoạch vùng trời, đường bay...
Tất cả các tiêu chí được chấm điểm và chọn theo thứ tự ưu tiên để quy hoạch. Sau đó, sẽ đánh giá tới mạng bay quốc tế để lựa chọn bao nhiêu sân bay cửa ngõ, bao nhiêu sân bay quốc tế, bao nhiêu sân bay nội địa...
Quy hoạch sân bay phải khoa học, không phải theo ý muốn. “Do đó, không cần địa phương đề xuất, nếu đơn vị quy hoạch thấy đạt các điều kiện đề ra sẽ đưa vào quy hoạch”, ông Châu nói thêm.
Về lo ngại đơn vị xây dựng quy hoạch có thể “cả nể” với lãnh đạo các địa phương mà chấp thuận đề nghị xây sân bay, vị chuyên gia trên cho rằng điều đó rất khó và họ không có quyền.
Sau khi có dự thảo quy hoạch, bản quy hoạch sẽ qua ít nhất 3 hội đồng phản biện, sau đó, Hội đồng thẩm định do Chính phủ thành lập sẽ thẩm định lần cuối trước khi trình Thủ tướng ký phê duyệt. “Một sân bay đưa vào quy hoạch phải được đánh giá khách quan, trên cơ sở tiêu chí rõ ràng, khoa học”, ông Châu phân tích.
Chuyên gia giao thông - TS Nguyễn Hữu Đức cho rằng đầu tư sân bay rất tốn kém và không chắc chắn đầu tư xong sẽ có hiệu quả, thực tế đa số sân bay của Việt Nam đều lỗ. Những năm gần đây, hàng không Việt Nam phát triển “nóng”, nên nhiều địa phương cũng muốn có sân bay.
“Nếu đầu tư theo kiểu thấy tỉnh khác có mình cũng phải có sân bay chỉ… đốt tiền”, ông Đức nói. Thay vì đầu tư sân bay, số tiền đó có thể làm đường bộ cao tốc kết nối sân bay với địa phương chưa có sân bay, sẽ đạt hiệu quả đa chiều hơn.
Cũng theo ông Đức, trên thế giới, một quốc gia có thể có rất nhiều sân bay, đặc biệt là sân bay nhỏ. Còn Việt Nam xét về số lượng, số sân bay không nhiều.
Tuy nhiên, ở các nước, máy bay gia đình rất phát triển để khai thác sân bay nhỏ, sân bay tư nhân, còn ở ta loại hình này vướng nhiều quy định và chưa thể phát triển, gây lãng phí các sân bay nhỏ. Vị chuyên gia cũng lưu ý tránh dẫn tới “quy hoạch treo”, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.
Chuyên gia kinh tế - PGS TS Ngô Trí Long góp ý thêm, câu chuyện các địa phương đua nhau làm bến cảng, sân bay đã từng xảy ra hơn 10 năm trước, nay không ít sân bay hoạt động cầm chừng, mỗi ngày chỉ có 1 chuyến bay, rất lãng phí. Cả nước hiện có 22 sân bay, nhưng chỉ 6-7 sân bay hoạt động có lãi, số còn lại đều lỗ.
Do đó, quy hoạch sân bay cần thực tế, theo nhu cầu thị trường, người dân... vì đầu tư sân bay rất tốn kém. “Dù đầu tư từ vốn nhà nước hay tư nhân, nếu không hiệu quả đều lãng phí nguồn lực xã hội.
Đất nước còn nghèo, cần sử dụng hiệu quả. Cũng cần tránh đề xuất làm sân bay vì mục đích khác, như để kích cầu và đẩy giá bất động sản...”, ông Long nói. Theo ông Long, hàng không là phương tiện đi lại xa xỉ, không phải đa số người dân đều tiếp cận được.
Lãnh đạo Bộ GTVT cũng khẳng định, bổ sung sân bay vào quy hoạch phải dựa trên quy hoạch vùng, quy hoạch tổng thể quốc gia, hạ tầng kinh tế - xã hội, các yếu tố kết nối, liên kết địa phương và vùng, quốc phòng an ninh…
Bộ GTVT đang lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương về quy hoạch mạng sân bay toàn quốc, nên mọi ý kiến góp ý đều được ghi nhận và xem xét.
Tháng 12/2020, Cục Hàng không đã đưa ra lấy ý kiến dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Theo đó, hiện cả nước có 22 sân bay đang hoạt động, trong đó có 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa. Theo quy hoạch năm 2018, tới năm 2030, Việt Nam sẽ có 28 sân bay. Theo dự thảo quy hoạch mới nhất của Cục Hàng không, cơ quan này đề xuất tới năm 2030 chỉ đầu tư 26 sân bay (rút sân bay Nà Sản và Lai Châu khỏi giai đoạn này, chỉ đầu tư sau năm 2030). Định hướng đến năm 2050, Việt Nam sẽ phát triển lên 30 sân bay, ngoài đầu tư sân bay Nà Sản và Lai Châu, bổ sung thêm sân bay Cao Bằng và sân bay thứ 2 cho vùng Thủ đô. Như vậy, quy hoạch mới chỉ bổ sung 2 sân bay mới là Cao Bằng và sân bay thứ 2 cho vùng Thủ đô. Còn lại chỉ thực hiện các sân bay đã được quy hoạch năm 2018. Tổng nhu cầu vốn đầu tư sân bay giai đoạn 2021-2050 trên 1,2 triệu tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn tới năm 2030 cần khoảng 365.100 tỷ đồng. Giai đoạn 2030-2050 khoảng 843.260 tỷ đồng. Vốn ngân sách chỉ đầu tư khu bay (đường băng, đường lăn, sân đỗ), trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước, giải phóng mặt bằng, còn lại huy động vốn doanh nghiệp và các nguồn khác. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.