Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tác động nặng nề và kéo dài của dịch Covid-19 khiến các kế hoạch hoạt động của ngành du lịch TP. HCM từ năm ngoái đến 9 tháng đầu năm nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Từ tháng 4/2021, thống kê của UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện cho thấy có đến 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh thị trường khách quốc tế tạm ngưng hoạt động.
Từ đầu năm 2020 đến ngày 25/9/2021, tổng cộng có 190 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành rút giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Sở Du lịch TP. HCM xác định lộ trình, giải pháp từng bước phục hồi hoạt động du lịch giai đoạn cuối năm 2021 và năm 2022 theo hướng thích ứng an toàn với dịch Covid-19 và theo nguyên tắc: “An toàn tới đâu thì mở cửa tới đó và mở cửa thì phải an toàn”.
Dự kiến lộ trình phục hồi ngành du lịch được chia 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ ngày 1 đến 31/10, hoạt động du lịch chỉ mở trên địa bàn vùng xanh. Các chương trình du lịch chỉ được tổ chức theo phương thức khách đoàn, đi và về trong ngày tại các điểm tham quan Huyện Củ Chi, Huyện Cần Giờ, Huyện Nhà Bè, quận 7.
Đối với dịch vụ lưu trú, ngoài các cơ sở lưu trú phục vụ khách cách ly y tế và phục vụ lực lượng y bác sĩ tuyến đầu đang hoạt động, giai đoạn này sẽ mở rộng thêm hoạt động lưu trú tại các khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn các quận huyện đã kiểm soát được dịch bệnh với công suất phục vụ tối đa 50%.
Đối với hoạt động tại các điểm tham quan, chỉ các điểm tham quan thuộc vùng xanh trên địa bàn các quận huyện đã kiểm soát được dịch bệnh được hoạt động với công suất phục vụ tối đa 50%. Tất cả phải đảm bảo các điều kiện theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch trong lĩnh vực du lịch.
Trường hợp dịch bệnh diễn biến xấu sẽ giảm quy mô và phạm vi của các loại hình hoạt động phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh.
Các điểm đến trong chương trình du lịch phải thuộc “vùng xanh” theo công bố của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch thành phố. Khách du lịch đang sinh sống và làm việc tại TP. HCM được tổ chức tham quan theo đoàn, đi và về trong ngày.
Giai đoạn 2 từ ngày 1/11/2021 đến 31/12/2021 sẽ ưu tiên mở hoạt động du lịch theo tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các địa phương (mở trên địa bàn vùng xanh là chủ yếu).
Trong đó, dịch vụ lữ hành được tổ chức theo phương thức khách đoàn đối với các chương trình du lịch có điểm đến tại nhiều tỉnh, thành và đối với khách du lịch từ các tỉnh, thành đến TP. HCM; khách du lịch tại thành phố có thể chọn phương thức đi du lịch theo đoàn hoặc tự tổ chức chuyến đi đến các điểm tham quan trên địa bàn đã kiểm soát được dịch bệnh.
Dịch vụ lưu trú, các điểm tham quan trong giai đoạn này cũng được mở rộng thêm nhưng công suất phục vụ không quá 70%, chủ yếu vẫn nằm trên địa bàn các quận huyện đã kiểm soát được dịch bệnh.
Giai đoạn 3, trong năm 2022 sẽ tập trung khôi phục tất cả các hoạt động và sản phẩm du lịch trên địa bàn TP. HCM, không giới hạn loại hình, quy mô và phạm vi của các hoạt động du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn dịch Covid-19.
Ngày 5/10, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về tái khởi động du lịch. Theo kế hoạch của Tổng cục Du lịch, việc tái khởi động du lịch được xây dựng theo tiêu chí an toàn được đặt lên hàng đầu.
Theo dự kiến lộ trình tái khởi động do Tổng cục Du lịch đưa ra, tháng 10/2021 sẽ tổ chức tập huấn các quy định, biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, quy trình đón và phục vụ khách du lịch, tiêu chí dịch vụ du lịch an toàn. Chuẩn bị phương án, nguồn lực dự phòng cho các sự cố, rủi ro... Xác định điểm đến an toàn; kết nối các điểm đến an toàn và triển khai các hoạt động thông tin, truyền thông.
Đồng thời triển khai đón khách nội tỉnh gắn với kiểm soát chặt chẽ quy trình phòng, chống dịch. Chính từ hoạt động mang tính thí điểm này sẽ đánh giá hiệu quả, quy trình bảo đảm an toàn, đúc rút kinh nghiệm làm cơ sở để triển khai đón khách nội địa vào tháng 11.
Từ tháng 11/2021, triển khai đón khách nội địa từ các địa phương đã kiểm soát được dịch Covid-19 gắn với quy trình phòng, chống dịch an toàn, bảo đảm sự linh hoạt, thuận lợi cho khách du lịch - điểm đến an toàn (các yêu cầu liên quan về tiêm vaccine, xét nghiệm RT-PCR/test nhanh, thực hiện nghiêm thông điệp 5K, khai báo y tế, quét mã QR, ứng dụng PC-Covid).
Việc tái khởi động với du khách nội địa sẽ là bước tập dượt để tiến tới mở cửa thí điểm đón du khách quốc tế tại từng địa phương.
Hà Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội… đã chủ động xây dựng nhiều sản phẩm du lịch để đón khách nội địa ngay khi cho phép hoạt động trở lại.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiều kế hoạch kích cầu cũng đã được xây dựng như hội chợ ẩm thực, các chương trình du lịch đồng giá… Tuy nhiên, thời gian quay trở lại các sự kiện du lịch sớm nhất sẽ là quý I/2022.
Tại Bình Định, việc thí điểm tái khởi động lại du lịch trên bán đảo Phương Mai đã bắt đầu nhưng dành cho khách nội địa dự kiến vào tháng 1/2022.
Tại Đà Nẵng, mặc dù đã mở khá nhiều điểm du lịch cho người dân nội tỉnh nhưng thành phố này còn thận trọng hơn khi đưa ra thời gian dự kiến đón khách trong nước là tháng 6/2022.
Một trong những vấn đề băn khoăn nhất của các doanh nghiệp là chưa có "tiêu chí xanh", an toàn, phù hợp chung của ngành mà lại tùy theo mỗi địa phương, do đó sẽ rất khó có thể triển khai sản phẩm. Đặc biệt, tại thời điểm này, ngay việc đi lại nội tỉnh cũng đã rất khó, nên dù muốn nhưng các doanh nghiệp cũng rất thận trọng khi tái khởi động lại các dịch vụ du lịch.
Đại diện Sở Du lịch của nhiều địa phương đưa ra kiến nghị ưu tiên tiêm phủ vắc xin cho lao động trong ngành; có chính sách hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp du lịch như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến năm 2023, giảm thuế đất, giúp tiếp cận với các nguồn vay ưu đãi, triển khai gói bảo hiểm Covid-19…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.