Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong giai đoạn 2014 – 2020, cách tiếp cận cải cách của Việt Nam đều dựa trên chuẩn mực quốc tế. Mục tiêu và vấn đề trọng tâm được điều chỉnh, bổ sung hàng năm và dựa vào đánh giá quốc tế để tạo động lực cải cách trong nước.
Cụ thể, nếu năm 2014, mục tiêu của cải cách mới chỉ dựa trên 5 chỉ tiêu môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) thì năm 2015 đã tăng lên 10 chỉ tiêu. Đến năm 2016, mục tiêu cải cách được bổ sung thêm một số chỉ tiêu năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Năm 2017, mục tiêu cải cách được dựa trên 4 bộ chỉ số gồm: môi trường kinh doanh của WB, năng lực cạnh tranh của WEF, đổi mới sáng tạo của WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới) và chính phủ điện tử của UN (Liên hợp quốc).
Năm 2018, chính phủ bổ sung thêm mục tiêu, chỉ tiêu từ bộ chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và hiệu quả dịch vụ hậu cần. Giai đoạn 2019 – 2021 tiếp tục xác định mục tiêu dựa trên các bộ chỉ số nêu trên (lựa chọn các chỉ tiêu ưu tiên cải thiện) xác định các vấn đề, lĩnh vực ưu tiên trọng tâm theo năm.
Qua nhiều năm liên tục thúc đẩy cải cách, thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, giai đoạn 2014 – 2019 tăng từ vị trí 78 lên vị trí 70. Một số chỉ tiêu cụ thể có tốc độ cải thiện rất lớn, ví dụ: tiếp cận điện năng, tăng 108 bậc, từ 135 lên 27, nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng 64 bậc, từ 173 lên 109.
Mức độ cải thiện năng lực cạnh tranh 4.0 của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019 cũng khá tích cực, tăng hạng từ 74 lên 67. Các khía cạnh cải thiện gồm: ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ phát triển kinh doanh, đổi mới sáng tạo, quy mô thị trường.
Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2019 (năm 2020 chưa công bố) được cải thiện đáng kể ở hầu hết chỉ tiêu so với năm 2018: thể chế tăng 5 bậc (từ 94 lên 89), ứng dụng công nghệ thông tin tăng 54 bậc (từ 95 lên 41), kĩ năng tăng 4 bậc (từ 97 lên 93), thị trường sản phẩm tăng 23 bậc (từ 102 lên 79), thị trường lao động tăng 7 bậc (từ 90 lên 83), quy mô thị trường tăng 3 bậc (từ 29 lên 26), mức độ năng động trong kinh doanh tăng 12 bậc (từ 101 lên 89)…
Xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam cũng liên tục được cải thiện từ 2014 đến 2020, tăng từ 71 lên 42, tức tăng 29 bậc. Trong đó, thể chế tăng 38 bậc, nguồn nhân lực và nghiên cứu tăng 10 bậc, cơ sở hạ tầng tăng 26 bậc, trình độ phát triển của thị trường tăng 58 bậc, trình độ phát triển của kinh doanh tăng 20 bậc, sản phẩm kiến thức và công nghệ tăng 12 bậc, sản phẩm sáng tạo tăng 20 bậc.
Năng lực cạnh tranh du lịch cũng liên tục được cải thiện, thứ hạng tăng từ 80 năm 2013 lên 63 năm 2019. Hiệu quả logisctics được cải thiện rõ rệt, từ 48 năm 2014 lên 39 năm 2018.
Trong công cuộc cải cách môi trường kinh đoanh, việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh là một thành tựu nổi bật. Thống kê của CIEM cho thấy đến năm 2015 có khoảng 6.000 điều kiện kinh doanh tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật. Để thực hiện việc cắt giảm, đơn giản hóa, trong giai đoạn 2017 – 2019, chính phủ đã ban hành gần 40 văn bản chỉ đạo về việc này, yêu cầu cắt giảm 50% tổng số điều kiện kinh doanh.
Liên tục các tháng trong năm 2018, chính phủ đã ra khoảng 20 văn bản chỉ đạo, năm 2019 là khoảng 10 văn bản. Có thể nói khó có nội dung cải cách nào được chính phủ quan tâm và chỉ đạo sát sao, liên tục như về điều kiện kinh doanh.
Kết quả đến hết năm 2019, đã có hơn 30 văn bản về điều kiện kinh doanh được ban hành; cắt giảm hơn 50% số điều kiện kinh doanh (theo báo cáo của các bộ).
Về cơ bản, các điều kiện kinh doanh quy định chung chung, thiếu rõ ràng, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dễ tạo sự tùy ý trong thực thi đã được cắt bỏ.
Các điều kiện kinh doanh trùng lặp được cắt bỏ; chuyển điều kiện kinh doanh sang quản lý theo QCVN, TCVN. Một số điều kiện kinh doanh được sửa đổi theo hướng giảm bớt yêu cầu, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp; tạo xu hướng xây dựng pháp luật minh bạch; cẩn trọng trong ban hành các quy định; có sự giám sát của nhiều bên. Tiếng nói và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp được ghi nhận tốt hơn.
Song song với việc cải cách điều kiện kinh doanh là hoạt động cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Thống kê cho thấy liên tục trong 4 Nghị quyết số 19/NQ-CP (2015-2018), 2 Nghị quyết số 02/NQ-CP (2019-2020) và nhiều nghị quyết của chính phủ, yêu cầu cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đều được nhấn mạnh.
Các yêu cầu này gồm: giảm tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25 - 27% xuống còn dưới 10%; giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành; chuyển đổi mạnh mẽ sang hậu kiểm, chủ yếu thực hiện tại giai đoạn lưu thông hàng hoá tại thị trường nội địa; xoá bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một cơ quan; minh bạch về danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành kèm mã số HS ở cấp độ chi tiết; áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro; không áp dụng hình thức kiểm tra đối với từng lô hàng (trừ kiểm dịch); kết nối và tích hợp đồng bộ thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia (NSW).
Kết quả đạt được cũng khá tích cực. Theo đó, mặt hàng phải thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành giảm 12.600 mặt hàng, từ khoảng 82.698 mặt hàng (2015) xuống còn 70.087. Hiện nay, tỷ lệ các lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan khoảng 19,4% (mục tiêu của chính phủ là dưới 10%)
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tỷ lệ hàng hóa thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành trên tổng số tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ 2014 đến tháng 10/2019 như sau: xuất khẩu từ 1,62% đến 4,8% (tỷ lệ cao nhất năm 2015 và thấp nhất năm 2018); nhập khẩu từ 19,1% đến 25,93% (tỷ lệ cao nhất năm 2015 và thấp nhất năm 2019 (tính trong 10 tháng đầu năm 2019)). Điều này thể hiện sự chuyển biến trong cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành dù vẫn chưa đạt mục tiêu chính phủ đề ra.
Trên nhiều lĩnh vực, các quy định về kiểm tra chuyên ngành đang từng bước áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro (kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm, miễn kiểm tra). Hầu hết thủ tục về quản lý chất lượng được chuyển sang giai đoạn sau thông quan.
Thành phần hồ sơ và thời gian thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đã được rút ngắn đáng kể: thời gian đăng ký kiểm tra chuyên ngành phổ biến là trong ngày; thời gian kiểm tra chuyên ngành (từ khi lấy mẫu đến khi có kết quả) từ mức trung bình 7 ngày xuống phổ biến là 1 – 3 ngày.
Tính đến nay, đã có 13 bộ, ngành tham gia kết nối NSW với 207/250 thủ tục.
Dịch vụ công trực tuyến có bước tiến đáng kể trong giai đoạn 2016 – 2020. Cụ thể, từ 2016 đến nay, số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tăng khoảng 3 lần (9,5% lên 25,54%); mức độ 4 tăng 21 lần (1,42% lên 30,15%).
Trong năm 2020, Bộ Y tế và Bộ Thông tin & Truyền thông đã cán đích với 100% dịch vụ công mức độ 4. Đáng chú ý là Tòa án nhân dân tối cao cũng đẩy mạnh thực hiện tòa án điện tử. 5 dịch vụ công của Tòa án nhân dân tối cao được cung cấp lên cổng dịch vụ công quốc gia, gồm: gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tuyến; đăng ký trực tuyến cấp sao bản án, tài liệu trong hồ sơ vụ án; công bố bản án, quyết định của toà án; án lệ; nghị quyết của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.