Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chương trình số 03 của Thành uỷ Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” đã đặt mục tiêu cải tạo, xây dựng lại 2 – 3 khu chung cư cũ, chuẩn bị triển khai các khu còn lại.
Cụ thể, 3 khu chung cư cũ được đề xuất cải tạo, xây dựng lại trong giai đoạn này là Giảng Võ, Thành Công và Ngọc Khánh. Đây đều là các khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm ở cấp độ đặc biệt, phải di dời gấp (cấp độ D).
“Ông nhà tôi đã reo lên như đứa trẻ khi đọc báo thấy thông tin thành phố Hà Nội đã lên chương trình thực hiện triển khai cải tạo lại các khu chung cư cũ, trong đó có khu nhà mình”, bà Nguyễn Thị Tâm, 63 tuổi, đang sinh sống tại 1 căn hộ ở tầng 4, nhà B7, khu chung cư cũ Thành Công nói.
Bà Tâm kể, tổng diện tích căn hộ (gồm cả phần đã cơi nới chuồng cọp) mà hai ông bà và cậu con trai đang ở chỉ hơn 50 m2, xây dựng đã lâu nên xuống cấp nhiều. Tường, trần, khu vệ sinh, đường ống thoát nước… đều xuống cấp. Nhất là khu cầu thang bộ vừa chật hẹp, vừa bẩn vì không được dọn dẹp thường xuyên luôn là nỗi khiếp sợ của người già.
“Nhà chật, bẩn nên cậu con trai hơn 30 tuổi vẫn chưa muốn lập gia đình. Hôm trước, gia đình tôi đến thăm căn hộ của con gái mới mua ở khu Trung Hoà Nhân Chính, bước vào thấy phố đẹp, sân rộng, sảnh sạch lại có thang máy lên xuống rất tiện. Nên khi nghe tin khu nhà mình ở thuộc diện được cải tạo lại thì rất vui mừng. Điều chúng tôi lo lắng nhất quá trình cải tạo lại có lâu không, đền bù di dời, tạm cư… ra sao”, ông Nguyễn Văn Thành, 68 tuổi, chồng bà Tâm chia sẻ.
Không vui mừng như gia đình ông Thành bà Tâm, chị Nguyễn Ngọc Hoan, 36 tuổi, chủ một căn hộ tại một nhà chung cư cũ tại khu chợ Thành Công vừa ở vừa kinh doanh bày tỏ, khi nghe tin cải tạo lại nhà thì đứng ngồi không yên. “Căn hộ có diện tích hơn 70 m2 cả cơi nới, vừa ở vừa làm cửa hàng. Cả gia đình 5 miệng ăn, 2 cháu nhỏ đang tuổi ăn học đều trông cậy cả vào việc bán hoa quả. Vẫn biết là nhà cũ nhưng cải tạo lại mà không kinh doanh được thì biết trông vào đâu mà sống”, chị Hoan lo lắng.
Theo chị Hoan, đã nhiều lần nghe “tin dữ” cải tạo lại nhà, cũng lo lắng, hoang mang nhiều nhưng lần này, cả dãy ki ốt đều nhăn nhó không biết sẽ được đền bù, di dời ra sao, khi trở lại có kinh doanh được như bây giờ không…
Ghi nhận ý kiến của nhiều người dân ở các khu chung cư cũ Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh cho thấy, đa số những hộ ở tầng cao được hỏi đều chung ý kiến mong muốn được tái thiết sớm. Còn các hộ tầng dưới, nhất là mặt bằng có lợi thế kinh doanh đều không muốn thay đổi. Tuy nhiên, tất cả đều băn khoăn về đền bù, di dời cũng như quá trình thực hiện.
Ông Bùi Tiến Thành, Trưởng phòng phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết, trên địa bàn thành phố có 1.579 nhà chung cư cũ, thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành kiểm định, phân loại, đánh giá chất lượng chung cư cũ.
Đến nay, đã có 401 chung cư cũ được kiểm định. Trong đó có 8 chung cư cũ thuộc diện nguy hiểm cấp độ D (cấp độ nguy hiểm, có nguy cơ sụp đổ, phải di dời khẩn cấp người dân). Thành phố đã bố trí đủ quỹ nhà tạm cư cho các hộ dân để thực hiện di dời khẩn cấp.
Đẩy mạnh cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, vừa qua, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo xây dựng Đề án khung, cơ chế chính sách cải tạo chung cư cũ mang tính tổng thể hơn.
Theo đó, không chỉ đề xuất cơ chế chính sách mà cả giải pháp thực hiện. Thành phố cũng có quyết định thành lập ban chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố chỉ đạo xuyên suốt, thực hiện các giải pháp giải quyết các vướng mắc trong cải tạo chung cư cũ. Ban chỉ đạo cải tạo chung cư cũ do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh làm trưởng ban.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc cải tạo chung cư sẽ được thực hiện theo 3 nhóm. Với nhóm 1 (tập hợp các chung cư cũ trong một khu tập thể có quy mô lớn hơn 2 ha), ví dụ như khu Thành Công, quy mô khoảng 23 ha, dự án cải tạo, tái thiết quy hoạch 1/500 cần đồng bộ giải pháp tái định cư tại chỗ, cho phép xây dựng cao tầng; giải phóng quỹ đất có diện tích đủ lớn để phát triển các chức năng dịch vụ, thương mại, hạ tầng du lịch… có thể đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, đối ứng vốn… kết hợp với khai thác không gian ngầm, các khối đế của các toà nhà.
Nhóm thứ hai, (mô hình như tiểu khu nhà ở, gồm 5 – 7 chung cư một nhóm, quy mô nhỏ hơn 2 ha) sẽ thực hiện tương tự như nhóm 1. Trường hợp diện tích nhỏ, nằm xen cài trong khu dân cư, làng xóm, khó khả thi trong triển khai quy hoạch và khai thác đầu tư, sẽ thực hiện theo nhóm 3 là các chung cư riêng lẻ.
Nhóm này sẽ được thực hiện theo phương thức quy gom tái định cư tại chỗ vào một quỹ đất chung cư hiện có trên địa bàn quận; quỹ đất còn lại để phát triển công trình kinh doanh thương mại dịch vụ và nhà ở trong trường hợp được bổ sung quy mô dân số…
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết đã có khung pháp lý rất rõ ràng đối với công cuộc tái thiết các khu chung cư cũ, Chính phủ cũng rất ủng hộ chủ trương thực hiện dứt điểm từng khu để đem lại bộ mặt khang trang cho các đô thị.
Trong đó, 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM là địa bàn có mật độ các khu nhà chung cư cũ nhiều nhất cả nước. Vấn đề tái thiết nhà chung cư cũ đã đặt ra nhiều năm nhưng lần này, cơ chế cải tạo lại là rõ ràng nhất, đảm bảo hài hoà nhất có thể lợi ích của các bên liên quan.
Các TP.Hà Nội và TP.HCM sẽ thực hiện thí điểm trước khi rút kinh nghiệm rồi nhân rộng mô hình. Việc tái thiết sẽ thực hiện theo từng khu lớn, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, uy tín tốt để có quy hoạch đồng bộ, hiện đại tránh được tình trạng dễ làm khó bỏ, chỉ chú trọng những toà có vị trí, lợi thế thương mại tốt như trước đây.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.