Cạn dòng tiền, doanh nghiệp đối mặt rủi ro lớn nếu không cơ cấu lại được nợ

Thanh Long - 14/11/2022 11:54 (GMT+7)

(VNF) - KBSV đánh giá rủi ro sẽ gia tăng trong năm 2023 đối với các doanh nghiệp không cơ cấu lại được nợ khi dòng tiền hiện tại chủ yếu đã được sử dụng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện đã phải bắt đầu hạ giá bán hay bán lại chính các dự án của mình để đáp ứng như cầu thanh toán nợ.

VNF

Trong báo cáo "Rủi ro nợ tại Việt Nam" được công bố mới đây, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết trong các rủi ro nợ tại Việt Nam hiện nay, rủi ro lớn nhất là ở thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

KBSV đánh giá thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng sau sự kiện Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát. Tuy nhiên, nguyên nhân chính đến từ việc phát hành bùng nổ thời gian qua nhưng quá trình phát hành, tài sản đảm bảo, phương thức phân phối tồn tại nhiều vấn đề, sai phạm.

"Tâm lí nhà đầu tư hiện rất thận trọng với trái phiếu doanh ngiệp phát hành mới trong khi lượng trái phiếu đáo hạn giai đoạn từ cuối năm 2022 đến 2024 là rất lớn. Rủi ro đặc biêt đối với ngành bất động sản khi phần lớn dư nợ trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp bất động sản trong khi thị trường bất động sản hiện đang gặp nhiều khó khăn giữa bối cảnh lãi suất tăng cao, rủi ro suy giảm kinh tế hay tình hình bắt bớ thời gian qua", phía KBSV nêu quan điểm.

Theo KBSV, rủi ro lớn hơn sẽ gia tăng trong năm 2023 đối với các doanh nghiệp không cơ cấu lại được nợ khi dòng tiền hiện tại chủ yếu đã được sử dụng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện đã phải bắt đầu hạ giá bán hay bán lại chính các dự án của mình để đáp ứng như cầu thanh toán nợ.

"Các nhà hoạch định chính sách cũng đang lên phương án hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhưng chưa có giải pháp cụ thể nào được đưa ra và Việt Nam cũng chưa có kinh nghiệm xử lí rủi ro trên", phía KBSV thông tin.

Với rủi ro nợ nước ngoài, KBSV đánh giá là chưa quá lo ngại. Hiện tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam vẫn chưa quá quan ngại, ở mức 38% - mức trung bình so với các nước khu vực châu Á. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia chỉ bẳng khoảng 6-7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

"Khác với cuộc khủng hoảng châu Á 1998 bắt đầu từ Thái Lan, khi đó, phần lớn nợ vay nước ngoài của Thái Lan, Hàn Quốc đến từ dòng tiền nóng nhưng lại được đầu tư vào tài sản rủi ro trong khi khả năng chống chịu của nền kinh tế thấp. Trong đó, dòng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam hiện tại từ nợ ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại phần lớn là vốn trung và dài hạn. Hơn nữa, nền kinh tế chung của Việt Nam có mức tăng trưởng tích cực, dự trữ ngoại hối dù đã giảm nhưng vẫn trong mức khuyến nghị. Do đó, rủi ro đổ vỡ đối với quy mô toàn nền kinh tế là hạn chế", công ty chứng khoán cho hay.

Trong khi đó, rủi ro với nợ công trong mức kiểm soát. Tỷ lệ nợ công và nợ chính phủ đã giảm dần trong 5 năm qua. Năm 2021, tỷ lệ nợ công/GDP giảm xuống 43% và nợ chính phủ ở mức 142 tỷ USD, tương ứng 39% sau khi thay đổi cách tính GDP. Trong đó, nguồn vay của Chính phủ hiện nay phần lớn đến từ các kênh trong nước, chiếm khoảng 90%. 10% lượng huy động còn lại của Chính phủ là khoản vay nước ngoài (từ các tổ chức như WB, ADB và Nhật Bản) với kỳ hạn khoảng 20 - 30 năm, lãi suất ưu đãi khoảng 1 - 2%/năm.

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước năm 2021 ở mức 21,8%, thấp hơn mức trần 25% của Quốc hội. Bên cạnh đó, CDS của trái phiếu Chính phủ Việt Nam (hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng - phản ánh rủi ro vỡ nợ của Chính phủ) dù tăng so với 2021 để phản ánh các lo ngại của nhà đầu tư toàn cầu về triển vọng các quốc gia mới nổi trong đó có Việt Nam nhưng vẫn ở mức thấp so với lịch sử. Nhìn chung, chỉ tiêu an toàn nợ công đảm bảo nằm trong mức cho phép, theo đánh giá của KBSV.

Trong các doanh nghiệp niêm yết, KBSV cho rằng rủi ro cao hơn đến từ nhóm bất động sản và nhóm vật liệu - xây dựng quy mô nhỏ.

Đối với các doanh nghiệp niêm yết, nhóm bất động sản là nhóm có tổng dư nợ vay tài chính và tỷ lệ đòn bày tài chính cao nhất. Ngoài ra, KBSV cũng nhận thấy rủi ro đối với nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ thuộc nhóm ngành xây dựng và nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp này hiện có tỷ lệ nợ vay khá cao trong khi khả năng chi trả thấp, hàng tồn gia tăng và thị trường xây dựng tiếp tục ảm đạm.

Trái lại, nhóm doanh nghiệp y tế, dược phẩm sử dụng nợ vay thấp và là ngành phòng thủ nên ít gặp rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt lớn, tình hình kinh doanh ổn định, hoạt động kinh doanh ít biến động theo chu kỳ kinh tế còn được hưởng lợi về lãi vay trong bối cảnh lãi suất tăng cao.

"Nhìn chung chúng tôi cho rằng rủi ro nợ công Việt Nam chưa đáng quan ngại. Tuy nhiên rủi ro đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang hiện hữu. Việc đổ vỡ từ thị trường này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tài chính và nền kinh tế. Chúng tôi kỳ vọng rằng Chính phủ sẽ sớm có các biện pháp để giúp ổn định thị trường trái phiếu giúp tránh xảy ra cuộc đổ vỡ đáng tiếc trên thị trường", KBSV nhấn mạnh.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

(VNF) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức lễ triển khai dự án Basel III nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro với sự tư vấn của KPMG.

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco)- chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) báo lỗ gần 62 tỷ đồng.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

(VNF) - Theo truyền thông nhà nước Iran, Tổng thống Ebrahim Raisi được cho là đã tử vong sau vụ rơi máy bay trực thăng.

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

(VNF) - “Việt Nam là quốc gia ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vì các bạn có tiềm năng và nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số”, đại diện công ty phần mềm TPIsoftware của Đài Loan nói và cho biết, thị trường chuyển đổi số Việt Nam có tiềm năng mang lại lợi tức đầu tư cao.

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

(VNF) - Sáng 20/5, Quốc hội khóa 15 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Khoanh, xóa nợ thuế cho hơn 700 nghìn người

Khoanh, xóa nợ thuế cho hơn 700 nghìn người

(VNF) - Ngành thuế và hải quan đã thực hiện khoanh nợ đối với 704.431 người nộp thuế với tổng số tiền thuế nợ được khoanh là 28.380 tỷ đồng, sau 3 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 94.

Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

(VNF) - Trung Quốc đã phát tín hiệu sẽ trả đũa các rào cản thương mại do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra khi nước này tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hóa chất nhập khẩu.

Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm

Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm

(VNF) - Chỉ tính riêng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, có ít nhất khoảng 18.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, không người đến ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách nhà nước mỗi năm.

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 20/5/2024, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

(VNF) - Cảng Đoạn Xá là doanh nghiệp hiếm hoi trên sàn không vay nợ và rủng rỉnh tiền để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.