Cảng Quốc tế Hà Nam đầu tư gần 3.000 tỷ làm KCN Đồng Văn VI
Văn Tuân -
20/11/2024 09:45 (GMT+7)
(VNF) - Khu công nghiệp Đồng Văn VI tại xã Tiên Ngoại, xã Yên Nam và xã Tiên Sơn, Thị xã Duy Tiên có diện tích 250ha, tổng vốn đầu tư là 2.975,5 tỷ đồng.
Ngày 19/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, xã Tiên Ngoại, xã Yên Nam và xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI có diện tích 250ha, tổng nguồn vốn đầu tư là 2.975,5 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Cảng Quốc tế Hà Nam là nhà đầu tư Dự án.
Hà Nam đang hình thành các KCN với tổng mức đầu tư hàng ngàn tỷ đồng
Trong ngày 19/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1425/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình II, giai đoạn 1, xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình. Khu công nghiệp này có quy mô diện tích là 226,6 ha với tổng nguồn vốn đầu tư là 2.610 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
Công ty cổ phần Cảng Quốc tế Hà Nam được thành lập đi vào hoạt động vào tháng 2/2020 với ngành nghề hoạt động chính là kinh doanh vận tải đa phương thức; đại lý hàng hải; môi giới hàng hải; đại lý vận tải; dịch vụ giao nhận hàng hoá; dịch vụ cung ứng tàu biển, lai dắt tàu biển; đại lý tàu biển; Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá.
Doanh nghiệp có địa chỉ đóng tại tổ dân phố Mễ Nội, phường Liêm Chính, TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.
Hiện nay, ông Nguyễn Trọng Hùng, sinh năm 1976, hộ khẩu thường trú tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội làm người đại diện pháp luật kiêm vai trò Tổng giám đốc công ty.
Ngày mới thành lập, Công ty cổ phần Cảng Quốc tế Hà Nam đăng ký vốn điều lệ hoạt động ở mức 100 tỷ đồng gồm 4 cổ đông góp vốn là: Công ty Cổ phần WestrnPacific (trụ sở đóng tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) góp vốn 36 tỷ đồng; ông Phan Bá Tuấn, trú tại quận 2, TP. Hồ Chí Minh góp vốn 10 tỷ đồng; ông Trương Hữu Nhân, trú tại quận 2, TP. Hồ Chí Minh góp vốn 5 tỷ đồng và bà Phạm Thị Bích Huệ cùng trú tại quận 2, TP. Hồ Chí Minh góp vốn 49 tỷ đồng.
Vào đầu tháng 5/2020, Công ty cổ phần Cảng Quốc tế Hà Nam tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng và lên 470 tỷ đồng vào đầu tháng 1/2023. Đến cuối tháng 10/2024 vừa qua, Công ty cổ phần Cảng Quốc tế Hà Nam tăng vốn điều lệ lên 6,2 lần so với khi mới thành lập là 621 tỷ đồng.
Công ty TNHH Đầu tư Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình mới thành lập đi vào hoạt động từ ngày 16/3/2022 với nghành nghề đăng ký hoạt động chính là Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Doanh nghiệp có vốn điều lệ đăng ký hoạt động ở mức 800 tỷ đồng do bà Nguyễn Thị Hạnh, sinh năm 1980, hộ khẩu thường trú tại huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội làm người đại diện pháp luật kiêm giữ vai trò Tổng giám đốc công ty.
(VNF) - Trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đã triển khai nhiều cơ chế nhằm giảm phát thải khí nhà kính (KNK), trong đó nổi bật là hệ thống tín chỉ carbon. Cơ chế này cho phép doanh nghiệp bù đắp phát thải của mình bằng cách đầu tư vào các dự án môi trường hoặc mua tín chỉ từ các đơn vị đã giảm phát thải thành công. Tuy nhiên, một số chuyên gia và tổ chức môi trường cảnh báo rằng hệ thống này cũng tạo ra lỗ hổng cho các hành vi gian lận, đe dọa tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống.
(VNF) - Việt Nam đang theo đuổi lộ trình năng lượng tái tạo đầy tham vọng, không chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Chuyên gia cho rằng những biến động từ căng thẳng thương mại toàn cầu có thể mang lại cho Việt Nam cơ hội độc nhất để củng cố lĩnh vực năng lượng tái tạo của đất nước.
(VNF) - “Tôi thấy rất đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều trường hợp lâm vào khó khăn không phải vì yếu kém, mà vì sự phát triển chậm của thị trường vốn – đặc biệt là các công cụ tài chính xanh có thể giúp họ đi đường dài”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings chia sẻ.
(VNF) - Dù được xác định là đòn bẩy quan trọng giúp khu công nghiệp (KCN) chuyển đổi sang mô hình xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều rào cản khiến dòng vốn này chưa thực sự chảy đến đúng nơi cần thiết.
(VNF) - Sự hiện diện của các “ông lớn” ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) của Mỹ tại Việt Nam ngày càng rõ nét, từ bánh kẹo, nước giải khát cho đến đồ ăn nhanh và chuỗi cà phê. Với quy mô dân số 100 triệu người và thị trường tiêu dùng tăng trưởng cao, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến chiến lược của các thương hiệu F&B toàn cầu đến từ Mỹ.
(VNF) - Với hàng tỷ USD vốn đầu tư và sự hiện diện ngày càng rõ nét, các doanh nghiệp Mỹ ngày càng thể hiện vị thế trên thị trường Việt Nam. Từ hàng tiêu dùng, công nghiệp chế tạo, sản xuất chip, năng lượng sạch tới ngân hàng... đầu tư Mỹ đang hướng tới những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.
(VNF) - Theo kế hoạch, từ năm 2027, xe máy tại TP. Hà Nội và TP. HCM sẽ bắt đầu phải kiểm định khí thải, mở đầu cho giai đoạn siết chặt kiểm soát ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện chất lượng không khí đô thị.
(VNF) - Công ty Cổ phần đầu tư công nghiệp công nghệ Ninh Sơn vừa được chấp thuận là chủ đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tiên Sơn - Ninh Sơn (giai đoạn 1), thị xã Việt Yên, Bắc Giang.
(VNF) - Dù sở hữu tiềm năng hấp thụ carbon thuộc hàng lớn nhất Đông Nam Á, thị trường tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam vẫn loay hoay ở vạch xuất phát. Từ rào cản pháp lý, khái niệm chưa rõ ràng đến cơ chế tài chính thiếu minh bạch, hành trình biến rừng thành tài sản carbon giá trị đang vấp phải nhiều điểm nghẽn.
(VNF) - Khu kinh tế đầu tiên của người Việt tại Cuba có quy mô rộng lớn, gần 3 sân bay và cảng nước sâu. Đây là biểu tượng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Cuba.
(VNF) - Đà Nẵng thành lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng với quy mô hơn 1.400ha nhằm định hướng phát triển không gian đô thị biển tầm quốc tế.
(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án đầu tư Dự án xây dựng tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Dự án này nằm trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu kết nối các khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
(VNF) - Quảng Ninh mới công bố danh sách 259 dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2025-2030, tổng mức đầu tư hơn 850 nghìn tỷ.
(VNF) - Hà Nội đang tiến hành mời thầu quốc tế gói thầu EPC xây dựng cầu Tứ Liên, giá gói thầu hơn 13.000 tỷ đồng, nhà thầu tham dự phải có bảo lãnh trị giá 290 tỷ.
(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng, do Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp và Đô thị Chu Lai Trường Hải làm chủ đầu tư.
(VNF) - Đường Nguyễn Tất Thành từng được kỳ vọng mở lối phát triển kinh tế ven vịnh Đà Nẵng đang đứng trước cơ hội “thức giấc” sau hơn 20 năm “lặng lẽ”. Với đề án lấn biển quy mô lớn và định hướng phát triển các trung tâm thương mại, du lịch, tài chính ven biển, Đà Nẵng đang tạo dựng những trụ cột mới, đủ sức nâng tầm tuyến đường này trở thành động lực tăng trưởng chiến lược.
(VNF) - Ngành năng lượng tiếp tục giữ vai trò đầu tàu trong làn sóng đầu tư xanh tại Đông Nam Á, chiếm khoảng hai phần ba tổng giá trị vốn rót vào lĩnh vực này. Trong đó, năng lượng mặt trời ghi nhận mức tăng gấp đôi so với năm trước, trong khi đầu tư vào quản lý chất thải tăng 60%, chủ yếu tập trung vào xử lý nước thải và tái chế.
(VNF) - Năm 2024, Quảng Trị hoàn thành toàn diện kế hoạch cải cách hành chính, tập trung đơn giản hóa thủ tục, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp, thể hiện quyết tâm cải thiện năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư.
(VNF) - Dự kiến tổng vốn vay nước ngoài của dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai là 1.258,32 triệu USD, tương đương 29.130 tỷ đồng.
(VNF) - Trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đã triển khai nhiều cơ chế nhằm giảm phát thải khí nhà kính (KNK), trong đó nổi bật là hệ thống tín chỉ carbon. Cơ chế này cho phép doanh nghiệp bù đắp phát thải của mình bằng cách đầu tư vào các dự án môi trường hoặc mua tín chỉ từ các đơn vị đã giảm phát thải thành công. Tuy nhiên, một số chuyên gia và tổ chức môi trường cảnh báo rằng hệ thống này cũng tạo ra lỗ hổng cho các hành vi gian lận, đe dọa tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống.
(VNF) - Tuyến đường ven biển dài hơn 115km qua tỉnh Bình Định đang dần hình thành với nhiều đoạn đã đưa vào khai thác, không chỉ tạo nên trục kết nối giao thông liên vùng giữa Quảng Ngãi và Phú Yên, mà còn mở ra không gian phát triển kinh tế - du lịch cho khu vực.