'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Siemens AG, một trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp lớn nhất của Đức, có trụ sở tại Berlin và Munich. Siemens đóng vai trò quan trọng trong suốt hơn 170 năm qua trong việc định hình sự tiến hóa công nghệ ở Đức, Châu Âu và trên toàn thế giới.
Không giống như nhiều công ty khác, Siemens đã tìm ra cách để "sống sót" và tồn tại sau nhiều cú nhảy vọt công nghệ qua cả thế kỷ. Hiện, Siemens là một trong những tập đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai cho mảng sản xuất và công nghệ.
Tập đoàn này đang hoạt động tại hơn 200 quốc gia và khu vực, chủ yếu tham gia vào các lĩnh vực như phát điện và truyền tải điện, quản lý năng lượng, vận chuyển, hệ thống viễn thông và kỹ thuật y khoa. Siemens chú trọng vào hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ - kỹ thuật và sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất trên thế giới.
Siemens là nhà sản xuất thiết bị chẩn đoán y tế nổi tiếng. Bộ phận chăm sóc y tế của hãng này chiếm khoảng 12% tổng doanh thu của tập đoàn hàng năm. Trong đó, mảng công nghệ chỉ là đơn vị có lợi nhuận cao thứ hai, sau bộ phận tự động hóa công nghiệp.
Năm 2017, doanh thu toàn cầu của Siemens đạt khoảng 83 tỷ euro và có gần 400.000 nhân viên trên toàn thế giới.
Siemens AG, tên đầy đủ là Aktiengesellschaft, được thành lập vào năm 1966 sau khi sáp nhập với công ty Siemens & Halske AG (thành lập năm 1847), công ty Siemens – Schuckertwerke (thành lập năm 1903) và Siemens-Reiniger-Werke AG (thành lập năm 1932).
Công ty Siemens đầu tiên, Telegraphen – Bau – Anstalt von Siemens & Halske, được thành lập vào năm 1847 tại Berlin bởi hai anh em họ là Johann Georg Siemens và Johann Georg Halske. Công ty này chuyên xây dựng các thiết bị điện báo và một số thiết bị khác. Telegraphen nhanh chóng thành công và mở rộng mạng lưới đường dây điện thoại trên khắp nước Đức.
Năm 1897, Telegraphen chính thức trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn và đổi tên thành Siemens & Halske AG.
Năm 1903, Siemens & Halske chuyển tất cả các hoạt động hiện tại của mình sang công ty mới là Siemens Schuckertwerke. Từ năm 1919, hai công ty này do đều do các thành viên trong gia đình Siemens quản lý. Đến năm 1932, sau 7 năm hợp tác, công ty Erlander và Reiniger Gebbert&Schall đã sáp nhập với Siemens để thành lập nên công ty Siemens – Reiniger – Werke AG, chuyên sản xuất các thiết bị chẩn đoán và điều trị y khoa, đặc biệt là máy X-quang và kính hiển vi điện tử.
Những năm 1950, Siemens bắt đầu mở rộng thị trường sang nhiều nước khác, đặc biệt là ở châu Âu. Đến năm 1960, Siemens trở thành một trong những công ty điện lớn nhất thế giới.
Năm 1966, tất cả các công ty thành viên đã được sáp nhập lại với nhau, thành lập nên Siemens AG. Ngay đầu thế kỷ 21, sản phẩm của Siemens đã được phủ sóng rộng rãi và ưa chuộng tại nhiều quốc gia, bao gồm hệ thống chẩn đoán hình ảnh, điện thoại di động, cơ sở hạ tầng thành phố và thiết bị điện.
Eric Spiegel, đại diện của Siemens USA cho biết: "Một là sóng đổi mới phần mềm sắp tới sẽ thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp hiện tại – và tạo cho Mỹ cơ hội phát triển bền vững hơn".
Khẳng định của ông Spiegel cho thấy một kỷ nguyên mới của khoa học – kỹ thuật sắp bắt đầu. Tuy nhiên, cách thức công nghệ sẽ thay đổi nền tảng kinh doanh như thế nào khiến nhiều người không khỏi mong đợi.
"Tại Siemens, chúng tôi tin rằng thành công của mình nằm ở khả năng dự đoán và thiết kế tương lai. Thay vì chỉ hoạt động dưới hình thức B2B (business to business – doanh nghiệp tới doanh nghiệp) hay B2C (business to customer – doanh nghiệp tới khách hàng), chúng tôi coi hoạt động của mình là "business to society" (kinh doanh tới xã hội).
Khi đó, chúng tôi sẽ phải xem xét kỹ lưỡng những thách thức trong thời đại số mới, những xu hướng đô thị hóa, biến đổi dân số, biến đổi khí hậu và cả công cuộc số hóa hiện nay. Từ đó, chúng tôi cố gắng thiết lập vai trò quan trọng của mình trong bước chuyển mình của thời đại mới", ông Spiegel nhấn mạnh thêm.
"Chẳng hạn, hiện tại, Siemens đang tiến hành nghiên cứu và sản xuất thiết bị in ấn 3D cùng các phụ tùng thay thế cho nó. Các phụ tùng này trước đây có giá rất cao, chúng tôi sẽ tạo ra sản phẩm có chi phí tiết kiệm mà hoạt động hiệu quả hơn tới 90% về thời gian. Người dùng chỉ cần gửi phần mềm lên website của chúng tôi là đã có thể sử dụng chức năng in ấn 3D này".
Gary Dickerson, đại diện của Applied Materials, cho biết: "10 năm tới, ngành công nghiệp sẽ chủ yếu nghiêng về tính di động (Mobility) và Internet vạn vật (Internet of Thing – IoT). Hãy nhìn vào những thiết bị điện thoại di động, máy tính bảng hay máy tính xác tay, người dùng bây giờ đang mong đợi nhiều tính năng hơn nữa, cách thức hiển thị tốt hơn và đặc biệt là pin cực khỏe. Vì vậy, xét về góc nhìn điện tử, chúng ta sẽ thấy một cuộc chiến công nghệ đang diễn ra, nhất là ở mảng di động, chất bán dẫn và màn hình hiển thị".
Do đó, Siemens đang cố gắng tạo ra công nghệ đáp ứng nhu cầu của con người, tạo ra cách thức lưu trữ thông tin nhiều hơn, thông tin có thể được lưu trữ trong "vũ trụ số", nơi mà có dung lượng tăng gấp đôi trong 3 năm. Thậm chí, công ty này còn đang nghiên cứu về Big data (Dữ liệu lớn) nhằm tạo ra nơi cất trữ dữ liệu thông tin, bộ nhớ lớn gấp nhiều lần hiện tại với chi phí thấp hơn.
Trong quá khứ, điều này được thực hiện bằng cách thu hẹp kích thước của con chip, nhưng hiện nay, công nghệ bộ nhớ đang đạt đến giới hạn không tưởng. Sắp tới sẽ có nhiều biến động trong ngành công nghiệp, từ cấu trúc hai chiều đến ban chiều. Đây là cách mà Siemens đang cố gắng thay đổi và cải thiện cuộc sống của con người mỗi ngày.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.