Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nhân dịp được xuất hiện trên bài báo đầy ý nghĩa về “Siêu thị 0 đồng”, mình nhớ lại 1 câu chuyện xảy ra cách đây không lâu. Trong một lần tiếp xúc thân mật, một bác lớn tuổi (không cùng nghề) chia sẻ với mọi người: “Bây giờ ai ai cũng tự xưng họ là doanh nhân, bọn nó mới là người buôn bán chứ chưa dc gọi là doanh nhân, Việt Nam chẳng mấy doanh nhân đâu, kể đến chỉ có ông A, B, C…”
Tự dưng hôm nay khi có khoảng thời gian yên tĩnh, mình nghĩ tới câu nói này, và mạn phép chia sẻ một chút từ góc nhìn của một người trẻ đang bước vào con đường doanh nhân, và về chuyện F2 có được coi là doanh nhân hay không?
Nói thế nào nhỉ, cũng như bao nghề khác, doanh nhân lúc sướng thì rất sướng mà lúc khổ thì rất khổ. Gần 2 năm vừa qua, có ai dám nói doanh nhân là sướng? Gánh trên vai công ăn việc làm của vài chục, vài trăm, hay vài ngàn thậm chí vài vạn người lao động thì đều là những người đang tích đức.
Như mình hay chia sẻ, áp lực càng lớn, sẽ có càng nhiều người xung quanh hỗ trợ, cuộc sống công bằng. Doanh nhân làm đầu tiên là để tạo ra sản phẩm tốt hơn cho xã hội. Không có một người doanh nhân nào nghĩ rằng họ bán gì đó ra, chỉ để có lời, mà không có lợi cho khách hàng.
Thứ hai, họ làm vì nhu cầu cuộc sống, nuôi gia đình, nuôi tổ chức, và nuôi chính bản thân. Nuôi ở đây không chỉ là về tài chính, mà còn là nuôi dưỡng tinh thần, nuôi tư duy, nuôi giá trị. Nuôi dưỡng một niềm đam mê, và giấc mơ vươn tới những sản phẩm quốc gia, quốc tế.
Doanh nhân làm vì họ tìm thấy niềm đam mê trong sản phẩm, giá trị từ những lời khen của thị trường. Họ vượt qua mọi lời chỉ trích, thách thức khó khăn đến từ tài chính, nhân sự, pháp lý, và một loạt rào cản hữu hình khác, để đưa được sản phẩm tới tay người dùng, để gửi gắm những nguyện vọng tốt đẹp cho xã hội qua cách họ lựa chọn đường đi, nước bước.
Họ được càng nhiều người quý trọng, đơn giản là vì giá trị của họ được nhiều người cảm nhận được. Đa số những người doanh nhân thành đạt mình biết ánh hào quang tồn tại trên ngòi bút của các nhà báo, còn đằng sau hình ảnh kia là những bước ăn vội vã, là lời lỡ hẹn với bản thân và người thân, và là những tháng ngày trằn trọc không ngủ.
Càng ngày, xã hội kết nối dễ dàng hơn, tạo tiền đề cho nhiều hội nhóm doanh nhân được thành lập. Người nói trào lưu, người nói ham hố hội hè, người nghĩ chạy chức vụ, vv. Mình nghĩ đơn giản là những người cùng đam mê, cùng sở thích, cùng giá trị sẽ hay tìm đến nhau. Sau khi tìm đến nhau, họ ở lại khi nhận được tình cảm chân thành, cơ hội học hỏi, phát triển, và những người đồng hành trên chặng đường làm doanh nhân.
Có người nói, F2 lớn lên ngậm thìa vàng, chưa được gọi là doanh nhân. Mình không đủ trải nghiệm để phân tích đa chiều, do mình sinh ra đã trong gia đình doanh nhân, không có trải nghiệm khác.
Tuy nhiên, so sánh với bố mình - sinh ra trong gia đình truyền thống nhà giáo, mình nghĩ thế này. Ai sinh ra cũng có quyền tự hào về nguồn cội, về nghề của bố mẹ mình, về truyền thống gia đình mình. Với F2, đó là nghiệp kinh doanh, đó là nghề doanh nhân.
Cái F2 kế thừa cũng đa dạng từng gia đình, tuy nhiên cái lớn nhất phải kể đến văn hoá doanh nghiệp, và giá trị bản thân, cũng như bản lĩnh. Khẳng định, khi bố mẹ mình là doanh nhân, mồ hôi nước mắt làm ra, họ sẽ không tiêu tiền thiếu suy nghĩ và từ đó có thể hiểu sẽ không đặt tài chính vào tay F2 nếu không đủ trình độ.
Xã hội có rất nhiều doanh nhân từng bước đi lên, từng bước được giao thêm trách nhiệm, thêm phạm vi quản lý, đại đa số F2 cũng vậy. Các bạn được thử thách ở những team nhỏ, mô hình nhỏ, và khi thành công được giao những mô hình lớn hơn. Điều khác biệt có lẽ là tốc độ.
Như chia sẻ ở trên, cuộc sống công bằng, khi được giao nhanh, tốc độ đi kèm với áp lực phải phát triển bản thân nhanh hơn, phải hoàn thiện kỹ năng liên tục. Những kỹ năng cần hoàn thiện, những áp lực phải đối mặt, những thách thức để vượt qua, phần chung không khác so với các anh chị em doanh nhân khác.
Điều khác biệt, và là lý do tại sao cộng đồng F2 gắn kết với nhau thêm, là “hoàn cảnh đặc biệt” khi càng lớn, lời gọi sếp át dần lời gọi bố gọi mẹ. F2 có bố mẹ vừa là bệ đỡ, vừa là tấm gương, vừa là những người thầy nghiêm khắc nhất mà phải đối mặt hàng ngày vì nhân viên có thể bỏ công ty mà đi được, còn gia đình thì không.
F2 có phải là doanh nhân hay không, với cá nhân mình không quá quan trọng, vì dù có gọi tên khác, họ vẫn đang là những người đang làm việc hàng ngày hàng giờ, để tạo ra những sản phẩm tốt hơn cho xã hội, để nuôi dưỡng một thế hệ người Việt Nam đa năng và tử tế hơn, và để sống với chính niềm đam mê của họ.
Niềm đam mê được làm doanh nhân.
CEO Nguyễn Ngọc Mỹ (sinh năm 1991) là con gái thứ 2 của Chủ tịch Tập đoàn Alphanam Nguyễn Tuấn Hải. Ái nữ nhà Alphanam đi du học ở Mỹ từ năm 14 tuổi, tốt nghiệp cử nhân kinh doanh tại Đại học Boston danh tiếng và từng xuất hiện trên Đài truyền hình quốc gia NBC, Mỹ. Hiện Ngọc Mỹ là thành viên Hội đồng quản trị Alphanam Group, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Alphanam. Năm 2017, Ngọc Mỹ có tên trong danh sách 10 doanh nhân nữ kế cận của Forbes Việt Nam, cũng là người trẻ nhất trong danh sách này. Năm 2015, cô cũng xuất hiện ở danh sách 30 Under 30 khi mới 24 tuổi. Cuối năm 2018, nữ giám đốc 9X tiếp tục được tạp chí Timeout vinh danh là 1 trong 10 người có tầm ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam. Từ tháng 6/2020, Nguyễn Ngọc Mỹ đảm nhiệm thêm chức vụ Lãnh sự danh dự cho Iceland tại Hà Nội. Nguyễn Ngọc Mỹ được đánh giá là một trong những doanh nhân thế hệ F2 có triển vọng. Cô cho rằng, bố mình đã dành hơn 30 năm cho sự nghiệp kinh doanh, chính cô và người anh trai Nguyễn Minh Nhật (1988) sẽ nỗ lực phát triển, trở thành những người kế nghiệp trong tương lai. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.