Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu tại hội nghị “Thủ tướng với doanh nghiệp: phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp – hội nhập – hiệu quả - bền vững”, ông Nguyễn Việt Quang cho hay việc phát triển công nghiệp mũi nhọn của quốc gia là cách tạo động lực tăng trưởng cho toàn bộ nền kinh tế.
“Công nghiệp mũi nhọn phải là ngành tiên phong, có khả năng đón đầu về công nghệ, có giá trị gia tăng cao, làm đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế. Đó cũng là lý do Tập đoàn Vingroup quyết tâm tham gia vào lĩnh vực sản xuất ô tô, với mong muốn góp phần phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn này của Việt Nam”, ông Quang nói.
Theo ông Quang, trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất ô tô là ngành mang lại nhiều lợi ích bền vững bậc nhất. Đây là ngành công nghiệp cao được coi là đầu tàu dẫn dắt các ngành công nghiệp khác phát triển. Theo thống kê của ngành sản xuất ô tô thế giới, cứ 1 người làm trong công nghiệp ô tô sẽ tạo ra việc làm cho 7 đến 10 người trong các ngành công nghiệp phụ trợ.
Về định hướng sản xuất, bên cạnh việc sản xuất ô tô sử dụng động cơ đốt trong, ông Quang cho biết VinFast đang đẩy mạnh nghiên cứu, thiết kế và sẽ sớm đưa ra thị trường ô tô điện.
“Ngoài 3 dòng xe máy điện đang cung cấp ra thị trường, chúng tôi đang tập trung nghiên cứu phát triển để đưa ra thị trường trong năm 2020 thêm 4 mẫu xe máy điện mới, 1 mẫu xe bus điện và 2 mẫu ô tô điện. Và chúng tôi có dự định xuất khẩu ô tô điện sang thị trường Mỹ từ năm 2021”, ông Quang thông tin.
Tổng giám đốc Vingroup chia sẻ thêm rằng thay vì sử dụng ác-quy axit-chì truyền thống gây nguy hại cho môi trường khi bị thải bỏ, tất cả các xe điện của VinFast, bao gồm cả xe máy hiện tại và ô tô sau này sẽ đều sử dụng pin lithium-ion (hiện VinFast đã dừng sản xuất xe máy điện pin ác quy).
Ngoài ra, ông Quang cũng cho biết Vingroup đang tiếp tục đầu tư và đẩy mạnh hơn nữa việc hình thành và phát triển khu công nghiệp phụ trợ ngay trong tổ hợp sản xuất VinFast. Song song với đó, tập đoàn này cũng cho thành lập các Viện nghiên cứu thiết kế ô tô (đặc biệt là ô tô điện), Viện nghiên cứu thiết kế xe máy điện, Viện nghiên cứu pin, Viện nghiên cứu công nghệ điều khiển xe thông minh - tự lái… để tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành, từ đó tăng khả năng cạnh tranh.
Theo ông Quang, việc Vingroup nghiên cứu phát triển và thương mại hóa các sản phẩm ô tô điện và xe máy điện là một hướng đi mới, chắc chắn là rất khó khăn, nhưng sẽ giúp gia tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia.
“Đây là mục tiêu dài hạn bởi ngay cả trên thế giới, những thương hiệu ô tô điện nổi tiếng nhất và có nhiều kinh nghiệm nhất như Tesla cũng mới chỉ có lãi trong thời gian gần đây, sau 10 năm chinh phục thị trường”, ông nói.
Nhấn mạnh Vingroup đã chủ động cơ cấu lại các ngành nghề, rút ra khỏi các mảng bán lẻ và nông nghiệp để giải phóng nguồn lực cho hệ thống, nhằm tập trung hết sức để phá triển mảng công nghệ và công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất ô tô, ông Quang nói: “rất mong muốn sẽ nhận được chính sách hỗ trợ phù hợp từ Chính phủ, đặc biệt là về thuế, phí để có thể khởi nghiệp thuận lợi hơn trong lĩnh vực có quá nhiều cạnh tranh như ô tô, đặc biệt là ô tô sử dụng động cơ điện”.
Vị Tổng giám đốc của Vingroup cho rằng từ kinh nghiệm thực tiễn trên của thế giới, cần thiết phải có một hệ thống chính sách đồng bộ, khuyến khích cả nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng, cũng như xây dựng một hệ sinh thái thân thiện cho phương tiện chạy điện trong tương lai.
“Có như thế, Vingroup nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung mới có thêm động lực để tạo ra được những sản phẩm made-in-Vietnam đẳng cấp, chất lượng, gắn với mục tiêu phát triển bền vững, cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu quốc tế không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn tiến ra chinh phục thị trường thế giới”, ông Quang bày tỏ.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.